Tóm tắt nội dung
1. Nguyên nhân gây rám má
Rám má là tình trạng tăng sắc tố da làm xuất hiện những đốm nhỏ sẫm màu. Những đốm này rất dễ nhận biết vì có màu sắc sẫm hơn so với nền da xung quanh, thường là màu nâu hoặc xanh đen. Rám má chủ yếu xảy ra ở da vùng mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng. Rám má không phải là bệnh lý nghiêm trọng, không nguy hiểm, chủ yếu là gây mất thẩm mỹ.
Sắc tố da melanin là chất bắt nguồn từ tyrosine ở lớp thượng bì da, quy định màu sắc da, tóc và mắt của cơ thể. Melanin còn có vai trò quan trọng là bảo vệ da trước tác hại của yếu tố bên ngoài là tia UV trong ánh nắng mặt trời, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ tổn thương cấu trúc DNA, ung thư da. Nhưng chính melanin là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da bao gồm rám má, sạm da, vết thâm trên da. Có thể nói tia UV là tác nhân chính gây ra rám má.
Quá trình hình thành vết rám, sạm da là quá trình tổng hợp melanin, trong đó enzyme tyrosinase đóng vai trò hết sức quan trọng.
Quá trình hình thành vết rám, sạm da là quá trình tổng hợp melanin, trong đó enzyme tyrosinase đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Bước 1: Hoạt hóa enzyme tyrosinase dưới tác dụng của các tia tử ngoại (tia UV), yếu tố vật lý, thay đổi về hormone hoặc tình trạng stress (căng thẳng) kéo dài.
- Bước 2: Tyrosinase được hoạt hóa sẽ xúc tác phản ứng hóa học tổng hợp melanin từ acid amin tyrosine.
- Bước 3: Melanin tổng hợp được đưa lên bề mặt da (lớp thượng bì) tạo thành các vùng rám má, vết nám, sạm da hoặc vết thâm.
Tùy theo thời gian tiếp xúc với tia UV, mức độ rối loạn nội tiết hoặc mức độ tổn thương bởi các yếu tố vật lý, lượng melanin được tạo ra nhiều hoặc ít, sẽ tạo ra các vùng rám má hoặc vết thâm trên da nhiều hoặc ít.
Ngoài tình trạng tiếp xúc với tia UV gây rám má, yếu tố rối loạn nội tiết cũng được coi là nguy cơ rất cao gây rám má. Các sắc tố sản sinh nhiều do rối loạn nội tiết nên tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến nội tiết tố đều có thể gây ra rám má, đặc biệt là nội tiết tố sinh dục estrogen, progesteron, androgen, các hormone ở tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Bên cạnh đó, rám má, sạm da còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra như:
Bên cạnh đó, rám má, sạm da còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra như:
- Rám má, sạm da do di truyền hay còn gọi là bẩm sinh
- Sạm da do rối loạn chuyển hóa, gặp trong bệnh nhiễm sắc tố sắt, sạm da do hóa chất hay thuốc
- Sạm da do dinh dưỡng, gặp trong trường hợp thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở)
- Sạm da còn gặp trong một số bệnh, như sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), bệnh hệ thống, u lympho, xơ cứng bì, suy thận, xơ gan, nhiễm khuẩn huyết…
2. Các yếu tố nguy cơ gây rám má
Rám má có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, nhất là những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc có vấn đề về nội tiết.
Yếu tố làm tăng nguy cơ rám má, sạm da bao gồm:
Yếu tố làm tăng nguy cơ rám má, sạm da bao gồm:
- Tiếp xúc nhiều với tia UV trong ánh nắng mặt trời, hoặc các loại đèn tử ngoại
- Dùng nhiều thuốc tránh thai
- Những người sử dụng nhiều nước hoa hoặc mỹ phẩm
- Người bị các bệnh viêm nhiễm do nghề nghiệp, tiếp xúc và làm việc trong môi trường hóa dầu
- Người bị viêm xoang
- Phụ nữ mang thai hoặc sinh nhiều con
3. Chẩn đoán rám má
Chẩn đoán rám má đôi khi khá dễ, chỉ cần thăm khám lâm sàng là có thể chẩn đoán được. Tuy nhiên, các trường hợp nghi ngờ thì cần kiểm tra kỹ thêm bác các thiết bị hỗ trợ hoặc làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng.
3.1. Biểu hiện lâm sàng
- Xuất hiện các đám hoặc nốt tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen trên da khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng
- Màu sắc có thể đồng đều hoặc không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng
- Các tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau
- Các đám sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông
- Có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên phụ nữ gặp nhiều hơn.
3.2. Xác định vị trí khu trú của tổn thương bằng cách dùng một đèn Wood chiếu da vùng mặt trong bóng tối
- Nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì
- Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì
- Còn nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.
3.3. Sinh thiết da làm giải phẫu bệnh
- Độ dày của thượng bì là hoàn toàn bình thường
- Tăng sắc tố ở các lớp tế bào thượng bì
- Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ
- Có thể thấy tế bào đại thực bào chứa các hạt sắc tố ở trung bì
3.4. Các xét nghiệm về nội tiết
Định lượng các hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormone buồng trứng nếu thấy cần thiết cho từng nguyên nhân.
4. Các phương pháp điều trị rám má
4.1. Nguyên tắc chung
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu tìm được nguyên nhân rõ ràng
- Điều trị kết hợp với phòng tái phát
- Điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống
- Điều trị nội khoa kết hợp với Laser.
4.2. Điều trị cụ thể
Sử dụng các thuốc bôi
- Có thể bôi thuốc giảm sắc tố da đơn thuần hoặc kết hợp với vitamin A acid, kem chống nắng hay kem chứa corticoid.
- Các thuốc giảm sắc tố da: hydroquinon 2-4%, azaileic acid, resorcinol.
- Vitamin A acid: isotretionoin 0,05-0,1%.
- Kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao: đây là biện pháp rất quan trọng trong điều trị rám má. Dù lựa chọn phương pháp điều trị gì, cũng phải sử dụng phối hợp với kem chống nắng.
- Mỡ corticoid nhẹ hoặc trung bình như hydrocortisol.
Lưu ý:
- Trường hợp nhẹ chỉ cần bôi thuốc giảm sắc tố da đơn thuần vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 lần, tình trạng rám má có thể cải thiện.
- Trường hợp trung bình và nặng: nên phối hợp 1 hoặc 2 loại thuốc có thể là thuốc giảm sắc tố da với kem chống nắng hoặc vitamin A acid hay mỡ corticoid.
- Hiện nay có nhiều chế phẩm phối hợp cả hydroquinon với corticoid và vitamin A acid
- Rám má thể rất nặng: có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp khác như chiếu tia Laser.
Điều trị bằng laser
Thường được sử dụng trong trường hợp rám má rất nặng. Chiếu laser lên da có thể làm mờ đi các vết rám má nhanh chóng, nhưng hiệu quả mà laser mang lại chỉ là tạm thời, không có tác dụng chữa bệnh vĩnh viễn.
Sử dụng các thuốc đường toàn thân
Bên cạnh dùng thuốc bôi ngoài da, để mang hiệu quả cao trong điều trị, thường kết hợp với thuốc đường toàn thân. Các loại thuốc đường toàn thần thường dùng là vitamin C, vitamin E, L-cystein.
Điều trị theo nguyên nhân
Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân như:
Sử dụng các thuốc đường toàn thân
Bên cạnh dùng thuốc bôi ngoài da, để mang hiệu quả cao trong điều trị, thường kết hợp với thuốc đường toàn thân. Các loại thuốc đường toàn thần thường dùng là vitamin C, vitamin E, L-cystein.
Điều trị theo nguyên nhân
Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân như:
- Nguyên nhân bẩm sinh, di truyền phải hiệu chỉnh trong cấu trúc gen bệnh
- Sạm da do nhiễm khuẩn hay viêm phải dùng kháng sinh và các thuốc chống viêm.
- Cháy nắng, rám nắng khi đi ra ngoài trời có biện pháp bảo vệ bằng kem chống nắng, viên uống chống nắng toàn thân, áo dài tay, khăn che mặt, mũ rộng vành, kính...
- Sạm da do hóa chất hay thuốc thì không được sử dụng thuốc hay hóa chất gây sạm da nữa
- Các khối u thì bằng phẫu thuật hay laser loại bỏ
- Sạm da do rối loạn nội tiết phải dùng thuốc điều hòa nội tiết...
5. Dự phòng rám má
Rám má ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, nhưng không gây hại cho sức khỏe. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc rám má. Vì vậy các biện pháp dự phòng là vô cùng quan trọng. Các biện pháp phòng tránh tập trung vào:
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn sáng có tia UV
- Khi đi ra nắng phải dùng khăn che nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành hoặc dùng kem chống nắng, viên uống chống nắng toàn thân
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, bụi hoặc hơi hóa chất
- Điều trị sớm và triệt để các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là các bệnh viêm ngoài da vùng mặt
- Dự phòng các rối loạn nội tiết cho các đối tượng có nguy cơ cao. Chẳng hạn bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Tốt nhất là nên sử dụng loại nội tiết có nguồn gốc thảo dược.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nhất là các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng rám má, sạm da. Nếu cần hỗ trợ gì về điều trị rám má - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.
Da liễu