Rong kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ, một người có chu kỳ đều thể hiện sức khỏe tốt, đồng thời khả năng sinh sản cũng bình thường. Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu đánh dấu bé gái dậy thì chính thức (thường từ 12 – 16 tuổi) và chấm dứt ở tuổi mãn kinh (thường từ 50 – 55 tuổi).

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu khi có kinh đến trước ngày có kinh lần sau. Chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 ngày, nhưng cũng có thể ngắn hơn khoảng 25 ngày, 22 ngày, hoặc có thể dài hơn khoảng 30 - 35 ngày, thậm chí có người mỗi năm có 2 kỳ kinh. Thời gian có kinh khoảng 3 – 5 ngày và lượng máu kinh bình thường khoảng 50 – 80ml.

Được coi là rong kinh khi hành kinh kéo dài trên 7 ngày vào đúng chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh nhiều hơn 80ml. Ngoài ra cần phân biệt rong kinh với rong huyết. Rong huyết cũng là hiện tượng ra máu âm đạo kéo dài trên 7 ngày nhưng không đúng chu kỳ kinh nguyệt. Nói cách khác, rong huyết là ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh.

Rong kinh là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, do rất nhiều nguyên nhân. Nếu không được điều trị kịp thời rong kinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa, gây khó thụ thai tự nhiên, thậm chí vô sinh.

1. Nguyên nhân gây rong kinh

Nguyên nhân gây rong kinh được chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

1.1. Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng là tình trạng ra máu do rối loạn nội tiết, thường gặp trong giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh.

Rong kinh tuổi dậy thì

Rong kinh tuổi dậy thì

Trong vòng 2 - 3 năm đầu khi bắt đầu có kinh, cơ thể bé gái đang trong quá trình phát triển. Hoạt động của buồng trứng, tử cung và nội tiết tố nữ chưa hoàn thiện. Do vậy chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn không đều, rất hay xảy ra tình trạng rong kinh.

Rong kinh tuổi tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh thì chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, ra máu kéo dài hoặc ra nhiều hơn. Trong giai đoạn tiền mãn kinh niêm mạc tử cung thường quá sản dạng tuyến nang gấp 10 lần so với lứa tuổi 20 – 45. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng cần phải loại trừ các nguyên nhân ác tính.

1.2. Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Là tổn thương thực thể do các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung…

U xơ tử cung

Rong kinh do u xơ tử cung

Đây là những khối u lành tính ở tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. U xơ tử cung có thể gây tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.

Việc điều trị tùy theo kích thước khối u và biến chứng u xơ tử cung gây ra. Nếu khối u nhỏ có thể theo dõi định kỳ kết hợp điều trị nội khoa. Nếu khối u to kèm theo rong kinh rong huyết nhiều thì phẫu thuật bóc tách khối u hoặc cắt tử cung.

Polyp tử cung

Polyp tử cung là một khối u dính vào thành trong tử cung và sa vào buồng tử cung. Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào nội mạc tử cung. Kích thước của chúng từ vài mm cho đến vài cm. Polyp được nối vào thành tử cung qua một chân rộng hoặc một cuống nhỏ. Đôi khi chúng không gây ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, nhưng một số trường hợp rong kinh rong huyết kéo dài.

Ung thư

Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung… là các nguyên nhân ác tính gây nên tình trạng chảy máu bất thường đường sinh dục. Quá trình điều trị khó khăn và tiên lượng nặng nếu phát hiện muộn. Khám phụ khoa định kỳ và sàng lọc bằng PAP smear có giá trị phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.

Nhiễm trùng

Rong kinh do nhiễm trùng

Một số tình trạng rong kinh do viêm nhiễm đường sinh dục như viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo gây ra.

1.3. Một số nguyên nhân khác

  • Vòng tránh thai: Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp khi đặt vòng tránh thai
  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết estrogen và progestin, hay thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox) có thể góp phần làm cho kinh nguyệt kéo dài hơn.
  • Rối loạn đông cầm máu: Ví dụ như xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Von willebrand gây thiếu yếu tố đông máu quan trọng có thể gây rong kinh. Một số bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận cũng có thể dẫn tới rối loạn này.

Như vậy, rong kinh có thể là biểu hiện của một rối loạn nội tiết tố tạm thời hoặc là nguyên nhân của những bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, hay nguy hiểm hơn như ung thư nội mạc tử cung… Vì thế, để xác định được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này cần đi khám và tư vấn cụ thể của bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị rong kinh phù hợp.

2. Hậu quả của rong kinh

Hậu quả của rong kinh

Tình trạng rong kinh gây ra khá nhiều hậu quả như:

  • Rong kinh kéo dài sẽ bị mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu...
  • Tình trạng ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, vòi trứng gây viêm phần phụ hay thậm chí gây vô sinh sau này.
  • Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.
  • Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Rong kinh còn là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang... Nếu không được điều trị sớm thì các căn bệnh này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, thậm chí tử vong.

3. Điều trị rong kinh

3.1. Nguyên tắc chung

Điều trị rong kinh bao gồm điều trị nguyên nhân (nếu có), làm ngừng tình trạng ra máu từ niêm mạc tử cung, tái lập chu kỳ kinh bình thường (nếu người phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh đẻ) và điều trị hỗ trợ, nâng cao thể trạng. Lưu ý là điều trị rong kinh phải thực hiện ở cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ khoa.

3.2. Điều trị cụ thể

Điều trị rong kinh cơ năng tuổi dậy thì

Điều trị rong kinh cơ năng tuổi dậy thì

Trước tiên cần loại trừ các bệnh ác tính và các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu. Sau đó điều trị tập trung chủ yếu vào việc cầm máu và tại lập chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các biện pháp điều trị:

  • Dùng thuốc progesteron tiêm hoặc uống với liều 20mg/ ngày, dùng trong 4 – 5 ngày thì có thể cẩm máu.
  • Đề phòng rong kinh ở vòng kinh tiếp sau, có thể cho uống progesteron đơn thuần vào nửa sau dự kiến của chu kỳ kinh nguyệt
  • Uống thuốc tránh thai hàng ngày dạng kết hợp có chứa 2 loại hormone là estrogen và progesteron. Uống liên tục khoảng 3 – 4 chu kỳ để tạo vòng kinh ổn định, sau đó ngừng thuốc. Nếu ổn định thì không cần uống nữa, nhưng nếu chưa ổn định thì có thể uống tiếp.
  • Bên cạnh đó, kết hợp với thuốc điều trị cầm máu, thuốc co hồi tử cung như oxytocin, ergotamin.
  • Trường hợp hãn hữu mà điều trị bằng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, vẫn ra máu nhiều hoặc có nguy cơ mất máu cấp thì phải nạo buồng tử cung bằng dụng cụ

Điều trị rong kinh tuổi tiền mãn kinh

Ở tuổi này, điều trị triệu chứng tốt nhất là nạo buồng tử cung bằng dụng cụ. Biện pháp này có nhiều lợi ích như:

  • Cầm máu nhanh chóng
  • Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm giải phẫu bệnh, để loại trừ bệnh lý ác tính
  • Xác định rõ ràng tình trạng quá sản niêm mạc tử cung

Ngày nạo là ngày dự kiến hành kinh ở kỳ kinh tiếp theo. Thường cho uống progesteron 10mg mỗi ngày, từ ngày thứ 16 của chu kỳ kinh, uống trong vòng 3 chu kỳ liên tục.

Điều trị rong kinh tuổi sinh đẻ (phụ nữ 18 - 45 tuổi)

Điều trị rong kinh tuổi sinh đẻ (phụ nữ 18 - 45 tuổi)

Cường kinh (kinh nhiều):

  • Với người trẻ: Nếu tử cung co bóp kém thì dùng thuốc co tử cung, tử cung kém phát triển thì cho uống progesteron ở nửa sau chu kỳ kinh.
  • Với người lớn tuổi: Nếu có tổn thương thực thể nhỏ chưa có chỉ định phẫu thuật có thể chỉ định progestin vài ngày trước khi hành kinh. Cũng có thể cho progestin liều cao (gây vô kinh 3 - 4 tháng liền). Trên 40 tuổi, đã sinh đủ số con mà điều trị thuốc không hiệu quả nên mổ cắt tử cung.

Rong kinh do chảy máu trước kinh:

​ Người trên 35 tuổi nạo niêm mạc tử cung, rồi dùng thuốc progestin hoặc thuốc uống tránh thai nửa sau vòng kinh.

Rong kinh do chảy máu sau kinh:

Trước hết phải loại trừ nguyên nhân thực thể. Nếu do hoàng thể kéo dài thì cho progestin hoặc estrogen kết hợp với progestin vào các ngày 20 - 25 của vòng kinh. Sau khi ngưng thuốc vài ngày, niêm mạc tử cung sẽ bong gọn và không rong kinh. Nếu do niêm mạc tử cung tái tạo chậm có thể cho Ethinyl - estradiol 0,05mg mỗi ngày 1 - 2 viên trong các ngày 3 - 8 của vòng kinh.

3.3. Điều trị nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây rong kinh là do bệnh lý như nhiễm trùng, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung… thì tiến hành điều trị các bệnh lý gây ra rong kinh.

3.4. Điều trị hỗ trợ

  • Truyền máu/các sản phẩm từ máu nếu thiếu máu nặng.
  • Tăng cường chế độ ăn giầu dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt… để chống thiếu máu. 
  • Bổ sung sắt cho cơ thể, để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc phòng ngừa thiếu máu.

4. Dự phòng rong kinh

Phòng ngừa rong kinh

Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo và chất đạm có nguồn gốc động vật, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thực phẩm chức năng chứa nội tiết tố nữ từ thảo dược

Theo các chuyên gia phụ sản việc ổn định và cân bằng nội tiết tố chính là cách tốt nhất giúp khắc phục hiệu quả chứng rối loạn kinh nguyệt trong đó có rong kinh. Giải pháp được tin dùng hiện nay là bổ sung estrogen cùng các tiền nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, không cần kê đơn của bác sĩ.

Trong hàng ngàn các loại thảo dược, EstroG-100 (từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) là nguồn cung cấp estrogen an toàn và hiệu quả, đã được FDA Mỹ, Bộ Y tế Canada chứng nhận an toàn và cho tác dụng hiệu quả vượt trội hơn 3 lần so với các estrogen thông thường.

EstroG-100 khi được đưa vào cơ thể đóng vai trò là một nguyên liệu giúp tổng hợp estrogen theo nhu cầu, và bù đắp lượng estrogen bị suy giảm, giúp cơ thể tự cân bằng nội tiết tố nữ. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên nên EstroG-100 rất an toàn với cơ thể, không gây ứ đọng làm tăng nguy cơ cường estrogen như khi sử dụng liệu pháp thay thế.

Khi bị rong kinh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Rong kinh