Tóm tắt nội dung
Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 14.700 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có tới 6 trường hợp đã tử vong. Đặc biệt, bệnh đang có nguy cơ bùng phát mạnh tại các tỉnh thành phía Nam. Đáng nói, biến chứng sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
1. Bị sốt xuất huyết có những biểu hiện như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 thể chính: sốt xuất huyết thể nhẹ, sốt xuất huyết thể nặng, hội chứng sốc Dengue. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh tình mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Sốt xuất huyết thể nhẹ:
Ở thể này, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng kéo dài trong 4-7 ngày. Các triệu chứng khá điển hình và người bệnh cũng không gặp biến chứng. Cụ thể là sốt cao trên 39 độ, đau đầu, đau hốc mắt dữ dội, đau cơ khớp, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện nốt ban đỏ trong khoảng 3-4 hôm rồi biến mất.
Sốt xuất huyết thể nặng:
Ở thể nặng, bên cạnh những triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn có dấu hiệu xuất huyết, đau bụng, chân tay lạnh, người vật vã do hạ huyết áp và mất máu quá nhiều. Các dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, các nốt đỏ hay bầm tím do xuất huyết dưới da, nôn ra máu hoặc phân đen do xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa.
Hội chứng sốt Dengue:
Đây là thể nặng nhất của sốt xuất huyết, bao gồm tất cả các triệu chứng của hai thể trên. Đồng thời bệnh nhân có tình trạng thoát huyết tương, xuất huyết ồ ạt, tụt huyết áp và ứ dịch ở khoang màng phổi hay ổ bụng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy đa tạng, rối loạn tri giác, thậm chí là tử vong.
2. Biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết tiến triển nhanh, tình trạng nguy hiểm khó lường. Do đó, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sốt xuất huyết như:
Suy tim, suy thận
Xuất huyết liên tục không ngừng gây suy tim và rối loạn hệ thống tuần hoàn. Tim không bơm đủ máu, trong khi đó dịch huyết tương xuất hiện và ứ đọng ở màng tim. Điều này có thể gây tình trạng xuất huyết cơ tim. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị suy thận cấp do phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu.
Xuất huyết não
Khi bị xuất huyết, lượng tiểu cầu sụt giảm nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị xuất huyết não, thậm chí là tử vong nếu không được bù lại kịp thời. Ngoài ra, dịch huyết tương cũng có thể bị ứ đọng trong màng não gây phù não, phù não cấp, xuất huyết não.
Sốc do mất máu
Sốt xuất huyết làm tăng tính thấm thành mạch, khiến huyết tương bị thoát ra ngoài và máu bị cô đặc lại. Đến một ngưỡng nhất định, người bệnh có thể bị sốc và xuất huyết nội tạng không ngừng như nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu, rong kinh,…
Tràn dịch màng phổi
Lượng huyết tương bị thoát ra có thể tràn vào hệ hô hấp, gây bệnh viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi, phù phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Biến chứng về mắt
Sốt xuất huyết có thể khiến mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào dịch kính khiến bệnh nhân suy giảm thị lực. Thậm chí điều này có thể khiến mắt của bệnh nhân gần như bị mù.
Hôn mê
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể bị phù não, xuất huyết não hoặc bị các hội chứng thần kinh khác dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, các biến chứng sốt xuất huyết khác như sốc, xuất huyết nội tạng, suy tim suy thận cấp cũng có thể gây hôn mê thứ phát.
Sảy thai, đẻ non
Trong quá trình mắc bệnh sốt xuất huyết, phụ nữ mang thai có thể bị tiền sản giật gây tổn thương gan, thận, xuất huyết kéo dài khi chuyển dạ. Điều này có thể gây ra tình trạng sảy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu.
3. Giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Các biểu hiện và biến chứng bệnh sốt xuất huyết thường diễn ra theo từng giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn sốt: Trong khoảng 3-7 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao không ngừng, khó hạ kèm tình trạng đau nhức cơ thể, đau đầu, đau hốc mắt. Ngoài ra còn có xuất hiện các nốt xuất huyết nhỏ dưới da.
– Giai đoạn nguy hiểm: Tính từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, người bệnh có thể xuất huyết nặng hơn như nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, đi ngoài phân đen, xuất huyết não,… Đồng thời bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng tụt áp nhanh, người li bì,…
– Giai đoạn phục hồi: Khi qua giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, người bệnh bắt đầu hết sốt, cơ thể bớt mệt mỏi, thèm ăn hơn và bắt đầu phục hồi sức khỏe.
4. Cần lưu ý điều gì khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh chủ yếu điều trị giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường đề kháng để nhanh khỏi bệnh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh thường chỉ cần điều trị tại nhà với những lưu ý như:
– Bù nước, bù điện giải thường xuyên
– Nếu sốt cao, nên dùng Paracetamol theo liều hướng dẫn và dùng khăn ấm để lau người
– Hạn chế để muỗi đốt để tránh lan truyền bệnh.
Ngoài ra, nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng và sử dụng Vinhgia Devir ngay từ khi xuất hiện triệu chứng. Vinhgia Devir là sản phẩm tăng đề kháng toàn diện từ thảo dược Việt, không chỉ vừa giúp tăng cường miễn dịch dịch thể (kháng thể tự thân) mà còn vừa giúp tăng cường miễn dịch tế bào (tăng sinh tế bào miễn dịch chống lại virus gây bệnh).
Hơn nữa, sản phẩm Vinhgia Devir còn được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả: ức chế virus xâm nhập và phát triển, giảm lượng virus trong cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh. Sản phẩm được phát triển bởi Viện Hàn lâm, nguồn gốc thiên nhiên 100% nên rất an toàn, người bệnh có thể an tâm sử dụng.
Nói tóm lại, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc phải các biến chứng sốt xuất huyết, vô cùng nguy hiểm. Do đó, hãy tăng đề kháng, miễn dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay để tránh mắc bệnh. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc hotline 0896.509.509 (trực 24/7) để được giải đáp.
Sốt xuất huyết