Giai đoạn tiền mãn kinh bắt đầu bằng thời điểm có sự suy giảm hoạt động của buồng trứng. Sau đó là một loạt các hệ lụy xảy ra do sự suy giảm nồng độ các hormon sinh dục nữ, khi đó người phụ nữ phải đối mặt với những xáo trộn về tâm lý, sức khỏe và cả sắc đẹp nữa.

Tiền mãn kinh (còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh), là khoảng thời gian trong đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cả về thời gian lẫn số lượng. Lúc này chu có thể ngắn hoặc dài, thậm chí ngắt quãng hay ngừng hẳn rồi lại xuất hiện. 
Tiền mãn kinh là giai đoạn tất yếu của mỗi phụ nữ
Trong giai đoạn cuối của tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn. Giai đoạn này kéo dài ít nhất là vài tháng đến vài năm.

Sau giai đoạn tiền mãn kinh là thời kỳ mãn kinh chính thức, thời kỳ này bắt đầu khi buồng trứng sản xuất quá ít estrogen, đến mức trứng không được phóng thích nữa. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng lại.

Tùy theo cơ địa của từng người, giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra vào các độ tuổi khác nhau, thường phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh trước khi mãn kinh chính thức khoảng 8 – 10 năm, tức là khoảng từ 37 – 45 tuổi.

1. Các dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ

Các số liệu thống kê cho thấy có đến 25% phụ nữ ngay từ độ tuổi 30 – 35 đã bắt đầu đối mặt với những thay đổi về sức khỏe, sắc đẹp và đời sống tinh dục. Đây là thời điểm đánh dấu một giai đoạn đầy sóng gió ở phụ nữ, gọi là giai đoạn tiền mãn kinh với các biểu hiện thường gặp:

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh

 Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của tiền mãn kinh là kinh nguyệt không đều. Chị em có thể gặp một số vấn đề như: khó có thể xác định thời kỳ rụng trứng, khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh thay đổi có thể ít hoặc rất nhiều và thậm chí chị em mất kinh ở một vào chu kỳ. 

Nếu kỳ kinh của chị em kéo dài từ 7 ngày trở lên thì có thể chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh sớm, nếu khoàng thời gian giữa hai kỳ kinh là 60 ngày trở lên thì có khả năng chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh muộn.

Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn 

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều chị em nhận thấy âm đạo của họ có sự thay đổi đáng kể. Ở giai đoạn này chị em có cảm giác âm đạo co thắt trong quá trình xâm nhập, có nguy cơ bị rách âm đạo và chảy máu cao hơn khi giao hợp. Những thay đổi này có thể làm hoạt động tình dục diễn ra khó khăn hoặc gây đau đớn cho chị em. Theo kết quả điều tra có từ 17 – 45% chị em cảm thấy đau khi quan hệ tình dục trong giai đoạn tiền mãn kinh

Cùng với cảm giác đau khi quan hệ thì ham muốn tình dục cũng giảm rõ rệt ở một số chị em. Sự suy giảm nội tiết tố estrogen khiến các mô âm đạo có thể mất chất bôi trơn, độ đàn hồi. Từ đó dẫn đến tình trạng thành âm đạo trở nên mỏng, khô, dễ rách và kém linh hoạt. Tình trạng này được gọi là teo âm hộ. Mất trương lực mô cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng tiểu không tự chủ. Nồng độ estrogen thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em dễ bị nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu.

Việc giảm nồng độ estrogen, tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo lắng về chuyện thay đổi dáng dấp theo tuổi tác… làm giảm nhu cầu tình dục và làm chị em khó đạt cực khoái.

Giảm khả năng sinh sản 

phụ nữ khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh thì khả năng sinh sản bị giảm sút

Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh chị em gặp là giảm khả năng thụ thai. Nguyên nhân của triệu chứng này là do chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn đến việc trứng rụng bất thường. Tuy nhiên chị em vẫn có thể có thai nếu vẫn còn hành kinh. Khả năng thụ thai chỉ mất đi cho đến khi kinh nguyệt ngừng hoàn toàn trong 12 tháng liên tục.

Rối loạn tiểu tiện 

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cơ xương chậu yếu, kiểm soát bàng quan giảm làm việc tiểu tiện thay đổi chị em sẽ đi tiểu thường xuyên.

Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm 

Bốc hỏa là là triệu chứng phổ biến nhất trong số các triệu chứng tiền mãn kinh. Có khoảng 2/3 phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh gặp phải hiện tượng này. Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, thường là xung quanh mặt và phần trên cơ thể. Khi bị bốc hỏa, mặt, ngực của chị em cũng có thể có màu đỏ và thường sẽ đổ nhiều mồ hôi. Một số phụ nữ còn gặp phải tình trạng tim đập nhanh. Khi cơn bốc hỏa qua đi sẽ có thể cảm thấy ớn lạnh.

Triệu chứng đổ mồ hôi đêm cũng xảy ra tương tự, chị em có thể bị đánh thức bởi cơ thể ướt đẫm mồ hôi. Có người bị đổ mồ hôi nhiều đến mức phải thay quần áo và drap trải giường.

Chưa tìm được nguyên nhân của tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm nhưng có một số giả thuyết cho rằng có những thay đổi ở vùng dưới đồi (vùng não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể). Điều này khiến nó hiểu sai nhiệt độ cơ thể và bắt đầu quá trình hạ thân nhiệt bằng cách làm giãn mạch máu ở gần bề mặt da, làm tăng lưu lượng máu đến bề mặt da. Gây ra tình trạng da chị em chuyển sang màu đỏ và đổ mồ hôi.

Chóng mặt 

Do sự suy giảm nồng độ hormone phụ nữ tiền mãn kinh thường hay bị chóng mặt

Đây là một dấu hiệu tiền mãn kinh gây ra bởi sự suy giảm nồng độ hormone. Ở giai đoạn này, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như: chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, quay cuồng… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, cuộc sống.

Trong trường hợp chị em bị chóng mặt dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ, bởi có khi nguyên nhân chóng mặt là do một bệnh lý nào đó. Chị em có thể khắc phục tình trạng chóng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

Mất ngủ 

Mất ngủ hay thức dậy nhiều lần là tình trạng chị em có thể gặp phải ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân dẫn đến trình trạng này có rât nhiều, tiêu biểu có: 

Estrogen và progesterone là hai hormone thúc đẩy giấc ngủ ngon. Khi nồng độ hai hormone này suy giảm làm ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Rồi những cơn bốc hỏa, ra mồ hôi đêm làm quần áo ướt khiên chị em tỉnh ngủ, hay suy nghĩ nhiều, trầm cảm và lo lắng nên ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trầm cảm, lo âu 

Theo các chuyên gia có khoảng 23% chị em phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với dấu hiệu trầm cảm, lo âu hay thay đổi tâm lý. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ estrogen có thể tác động đến những thay đổi của não và hệ thần kinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và làm cản trở giấc ngủ ngon. Mặt khác, tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra rối loạn tâm trạng.

Chuyển hóa chậm và tăng cân

Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh nhiều chị em có triệu chứng tăng cân

Trong giai đoạn này nhiều chị em có triệu chứng tăng cân. Khu vực tăng cân nhiều là bụng. Thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến việc dự trữ chất béo chuyển từ hông, đùi sang bụng. Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2, bệnh tim mạch, cao huyết áp, các vấn đề về hô hấp, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và có thể làm tăng các cơn bốc hỏa.

Vị giác kim loại

Đây là một triệu chứng tiền mãn kinh rất hiếm gặp. Người có dấu hiệu tiền mãn kinh này có thể nhận thấy một số thực phẩm có mùi vị của kim loại hoặc có hương vị khác nhau trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sau khi mãn kinh. Ngoài ra, một số phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát ở lưỡi, môi, nướu hoặc có các đốm trong miệng. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến vị giác của chị em, đồng thời khiến chị em nhạy cảm hơn với cơn đau.

Tóc rụng và móng giòn 

Nhiều chị em bị rụng tóc khiến tóc mỏng dần. Bên cạnh đó móng tay của chị em cũng có thể trở nên giòn, bề mặt móng gồ ghề và dễ gãy. 

Nồng độ estrogen và progesterone giảm là nguyên nhân chính khiến tóc bạn bị rụng và móng bị giòn. Estrogen và progesterone là hai hormone chịu trách nhiệm duy trì mái tóc khỏe mạnh. Mặt khác, nồng độ của hai loại hormone này giảm tạo điều kiện cho nội tiết tố nam là androgen hoạt động mạnh hơn. Điều này cũng có thể khiến râu xuất hiện trên cằm và môi trên của chị em. Một nguyên nhân nữa gây tóc rụng là do làn da trở nên khô, ráp trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến da đầu của chị em có thể bị khô, gây rụng tóc. 

Mắt và miệng bị khô 

Chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường bị khô mắt, viêm kết mạc, mắt dễ bị kích thích. Tình trạng mắt khô khiến nhiều người không thể đeo kính áp tròng thường xuyên do thiếu chất bôi trơn trên mô che nhãn cầu.

Cùng với khô mắt thì chị em còn bị khô miệng gây khó chịu. Tình trạng khô miệng có thể nghiêm trọng đến mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Thiếu nước bọt có thể dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu.

Các vấn đề về da 

Phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp các vấn đề về da như:  khô ráp, chảy xệ, nhăn nheo....

Một trong các triệu chứng tiền mãn kinh dễ nhận thấy nhất là làn da của chị em dần bị khô ráp, chảy xệ, dễ bị kích ứng, mỏng dần, dễ bị bầm tím… Ngoài ra, phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể bị mụn trứng cá, phát ban, đặc biệt các vết thương ngoài da lâu lành hơn so với trước.

Sự suy giảm nồng độ estrogen khiến da mỏng, dễ bị bầm tím, trở nên khô, ráp do mất dần khả năng giữ ẩm. Tình trạng mất collagen khiến khả năng đàn hồi của da bị giảm, các nếp nhăn hình thành. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, làn da của phụ nữ mất khoảng 30% collagen trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ mãn kinh. Sau đó, sự suy giảm diễn ra dần dần. Trong 20 năm tiếp theo, phụ nữ mất khoảng 2% collagen mỗi năm.

Mùi cơ thể 

Nồng độ estrogen giảm, gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Điều này có thể khiến bạn bị bốc hỏa và đổ mồ hôi. Khi đổ mồ hôi quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể.

Loãng xương 

Một dấu hiệu tiền mãn kinh khác là mất dần mật độ xương, gia tăng nguy cơ loãng xương khiến xương giòn, dễ gãy. Estrogen cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ sức khỏe của xương. Nên khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến mật độ xương của chị em bị mất nhanh hơn làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Giảm trí nhớ và sự tập trung 

Giảm trí nhớ và mất tập trung cũng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh

Mãn kinh cũng ảnh hưởng đến các kỹ năng ngôn ngữ và các chức năng khác liên quan đến trí nhớ. Đây là lý do giải thích tại sao khi chị em trải qua thời kỳ tiền mãn kinh và nồng độ estrogen giảm, chị em có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc truy xuất những gì đã có trong đầu. Một lý do khác cho vấn đề trí nhớ là chứng mất ngủ của thời kỳ tiền mãn kinh khiến chị em mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.

Đánh trống ngực 

Nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Thay đổi nồng độ cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim 

Do hormone estrogen suy giảm nên có thể dẫn đến những thay đổi mang tính bất lợi về nồng độ cholesterol trong máu. Điều này có thể làm tăng cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) còn gọi là cholesterol xấu, góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời làm giảm cholesterol tỷ trọng cao (HDL-C) hay còn gọi là cholesterol tốt, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Nguyên nhân tiền mãn kinh đến sớm ở chị em 

Mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterol 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền mãn kinh ở phụ nữ là do mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterol

Sự mất cân bằng hoặc rối loạn về nội tiết tố nữ estrogen và progesteron là nguyên nhân chủ yếu, dẫn đến tiền mãn kinh ở chị em. Khi bước vào tuổi 40 trở đi là giai đoạn mà buồng trứng bị suy giảm hoặc ngưng trệ chức năng tiết ra hormone sinh dục nữ gây ra nhiều dấu hiệu như suy giảm về tình dục, thay đổi tâm lý, bốc hỏa, lão hóa… 

Thói quen xấu

Có những thói quen trong cuộc sống lại là nguyên nhân có thể tác động đến tuổi bắt đầu mãn kinh ở chị em. Nếu chị em có thói quen hút thuốc thì sẽ làm giảm hormone estrogen trong cơ thể nữ giới và gây ra tiền mãn kinh sớm.

Chỉ số cơ thể (BMI) có thể là yếu tố dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Estrogen lưu trữ trong mô mỡ nên những chị em gầy sẽ có ít dự trữ estrogen hơn nên có thể bị cạn estrogen sớm hơn.

Những chị em ăn chay, không tập thể dục và thiếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời cũng có thể tiền mãn kinh sớm.

Điều trị ung thư

Xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư có thể gây ra suy buồng trứng. Nguy cơ tiền mãn kinh sớm của chị em sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, do người ít tuổi có thể chịu đựng với hóa chất và tia xạ hơn so với các phụ nữ lớn tuổi. Các loại hóa chất điều trị khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng. Và nếu điều trị ung thư bằng xạ trị ở vùng não và vùng chậu thì có nguy cơ phát triển tiền mãn kinh sớm.

Cắt bỏ buồng trứng 

Nếu chị em cắt bỏ cả 2 buồng trứng thì thời kỳ tiền mãn kinh sẽ diễn ra ngay lập tức

Cắt bỏ tử cung nhưng để lại buồng trứng thường không gây ra mãn kinh ngay lập tức. Dù chị em không còn kinh nguyệt, buồng trứng vẫn rụng trứng và sản xuất estrogen, progesterone. Trong trường hợp phẫu thuật cả tử cung lẫn buồng trứng hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn 2 buồng trứng sẽ gây ra thời kỳ tiền mãn kinh ngay lập tức. Chị em có thể bị bốc hỏa, có các dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh khác, có thể rất nghiêm trọng khi mà những thay đổi nội tiết này xảy ra đột ngột thay vì xảy ra trong vài năm.

U nang buồng trứng

Chị em phụ nữ khi mắc bệnh này có thể bị sẹo và viêm nhiễm, dẫn tới vô sinh, kinh nguyệt thất thường, suy giảm ham muốn, tiền mãn kinh sớm.

3. Thời gian bắt đầu và kết thúc tiền mãn kinh 

Giai đoạn tiền mãn kinh là gì, kéo dài bao lâu? 

Tiền mãn kinh là giai đoạn mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng phải trải qua. Đây là quá trình chuyển đổi mãn kinh trước giai đoạn mãn kinh của chị em. Giai đoạn tiền mãn kinh là thời kỳ ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu trình kinh nguyệt, bởi sự suy giảm chức năng buồng trứng, giảm và ngưng tiết nội tiết tố estrogen. Điều này dẫn tới hội chứng tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh có thể xuất hiện kéo dài từ vài tháng đến 5 năm hoặc thậm chí là dài hơn trước khi phụ nữ mãn kinh thật sự.

Tuổi tiền mãn kinh 

Độ tuổi mãn kinh tự nhiên sẽ diễn ra từ 44 đến 53 tuổi ở phụ nữ

Độ tuổi mãn kinh trung bình của chị em phụ nữ là đến tuổi 52. Và trước đó từ độ tuổi 35 trở đi, chị em sẽ có những dấu hiệu tiền mãn kinh. Nếu chị em cáu gắt, giảm ham muốn và đang ở độ tuổi 36 thì đó có thể là dấu hiệu tiền mãn kinh hoặc cũng có thể do nguyên nhân khác. 

Độ tuổi mãn kinh tự nhiên sẽ diễn ra từ 44 đến 53 tuổi. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể mãn kinh sớm từ 40 đến 45 tuổi và cũng có trường hợp mãn kinh muộn hơn sau 55 tuổi. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài đến 10 hoặc 15 năm.

 

  • Tuổi tiền mãn kinh trung bình của thế giới: Tiền mãn kinh là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ mà nguyên nhân chính là do sự sụt giảm estrogen nghiêm trọng. Tiền mãn kinh không giống nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung nhất định. Qua tuổi 35 chị em bắt đầu lo lắng về những sự thay đổi nội tiết tố và băn khoăn không biết độ tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tuổi mãn kinh ở phụ nữ trung bình là 51 tuổi và đa phần đều trải qua giai đoạn tiền mãn kinh tự nhiên trong khoảng từ 40 – 58 tuổi.
  • Tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ Việt Nam: Theo thống kê, hiện nay tuổi mãn kinh ở phụ nữ Việt Nam là 47,5 tuổi và các triệu chứng tiền mãn kinh chị em phụ nữ Việt sẽ gặp trong khoảng từ tuổi 35 – 45. Tuy nhiên, đây chỉ là độ tuổi trung bình, trong thực tế tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn ở mỗi người, tùy thuộc vào cách chăm sóc bản thân ở mỗi chị em. 

4. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh 

4.1. Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe phụ nữ 

Những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh

Những thay đổi do tiền mãn kinh có thể kéo dài đến vài năm đầu sau khi chị em đã mãn kinh, không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em do sự thiếu hụt estrogen. Những vấn đề sức khỏe chị em có thể gặp phải là:

  • Da kém đàn hồi, tóc dễ gẫy rụng và dần có tóc bạc.

  • Chị em bị loãng xương, dễ gãy xương và có thể bị đau nhức các khớp.

  • Những vấn đề về tim mạch như xơ cứng thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim….

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nên chị em luôn mệt mỏi và dễ cáu gắt.

  • Tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể dẫn đến các bệnh béo phì, đái tháo đường.

  • Niêm mạc âm đạo bị teo, khô, dễ trầy xước và chảy máu dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

  • Cơ và dây chằng vùng chậu giảm tính đàn hồi có thể làm sa sinh dục.

  • Do thiếu hụt estrogen nên khả năng dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu, xuất hiện chứng tiểu không kiểm soát ở chị em.

  • Nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung.

4.2. Các bước chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh 

Các bước chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh
Chị em phụ nữ nào cũng phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, tùy từng người mà giai đoạn này dài hay ngắn nên có thể với người này tiền mãn kinh đến và qua đi rất nhẹ nhàng nhưng cũng có người bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống do tiền mãn kinh.

Vì thế để tiền mãn kinh ở phụ nữ đi qua nhanh và ngắn, không gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em thì các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, thói quen sống lành mạnh… 

 
  • Chế độ dinh dưỡng: Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị em cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, đa dạng. Chị em nên bổ sung canxi cho cơ thể bằng các thực phẩm như sữa tươi, sữa chua, phô mai… để giúp xương khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa loãng xương. Những thực phẩm giàu chất béo có lợi như cá, dầu hạt lanh, dầu hướng dương … sẽ giúp cân bằng hormone cơ thể, giảm sạm da, cải thiện tình trạng hay quên và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chị em cũng nên tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây. Những thực phẩm này sẽ cung cấp chất xơ, vitamin C và carotene, các chất có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chị em cần uống đủ nước mỗi ngày để làm ẩm da và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố hiệu quả.
     
  • Bên cạnh các thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, chị em cũng nên tránh uống rượu, cà phê, nước có ga và thuốc lá… đây có thể là nguyên nhân không tốt gây nên nhiều vấn đề sức khỏe.phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Tập thể dục: Mỗi ngày chị em nên duy trì thói quen tập thể dục. Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút. Thói quen này có tác dụng cải thiện sức khỏe cũng như tâm trạng của chị em, giúp chị em duy trì vóc dáng và giảm đáng kể các triệu chứng của tiền mãn kinh.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Chị em cần ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng một ngày. Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và hết mệt mỏi.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất, thói quen tập thể thao, ngủ đủ giấc, để giảm bớt ảnh hưởng của tiền mãn kinh ở phụ nữ, chị em nên dành thời gian tìm hiểu về giai đoạn này để biết cách chăm sóc bản thân, giảm âu lo, giảm những cơn nóng giận… tất cả khi được kết hợp cùng lúc sẽ là cách giữ gìn và chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

5. Cách điều trị để giảm khó chịu tuổi tiền mãn kinh

5.1. Dùng thuốc tránh thai

Có thể làmgiảm khó chịu tuổi tiền mãn kinh bằng cách sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai thường được dùng điều trị hiệu quả với tác dụng làm giảm triệu chứng mãn kinh ngay cả khi không cần để tránh thai. Liều thấp thuốc có thể điều chỉnh thời gian chu kỳ và giảm nóng ran, khô âm đạo.

5.2. Áp dụng liệu pháp hormone thay thế


Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là cách điều trị bằng thuốc để chữa các rối loạn do mãn kinh. Với liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chị em dùng thuốc là dẫn chất estrogen, thường kết hợp thêm chất dẫn progesteron hay còn gọi progestin (progestin và estrogen là 2 hormone sinh dục nữ giúp người phụ nữ có kinh nguyệt và thụ thai) nhằm bổ sung sự thiếu hụt mà cơ thể không thích ứng được và bị rối loạn. 

Liệu pháp hormone thay thế còn được dùng để điều trị chứng giảm estrogen huyết liên quan đến suy buồng trứng tiên phát hoặc do cắt bỏ buồng trứng và buồng tử cung. Trong trường hợp này, có thể dùng thuốc chỉ có estrogen. Còn trong trường hợp người phụ nữ còn tử cung bị rối loạn mãn kinh, nên dùng thuốc phối hợp estrogen và progestin để giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Liệu pháp hormone thay thế đã được chứng minh có thể cải thiện đáng kể hội chứng hậu mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương (thường có gãy cổ xương đùi và xương quay cánh tay) do loãng xương, giảm rõ rệt hiện tượng teo và viêm teo của đường tiết niệu.

Tuy nhiên, việc dùng estrogen cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ do có nguy cơ dẫn tới nhiều tác dụng phụ như tăng cân, giữ nước, đau vú, buồn nôn, xuất huyết âm đạo bất thường, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối, ung thư vú…

5.3. Estrogen bôi âm đạo

Để cải thiện tình trạng khô hạn giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ chị em nên sử dụng Estrogen bôi âm đạo
Estrogen dạng gel có thể giúp giảm khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp và một số triệu chứng tiết niệu. Chị em có thể được dùng trực tiếp, chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen, được hấp thụ bởi các mô âm đạo. Các loại dầu bôi trơn âm đạo Astroglide, K-Y jelly cũng làm giảm khó chịu âm đạo.

5.4. Sử dụng thực phẩm chức năng 


Hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng dành cho chị em tiền mãn kinh trên thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chị em nên chọn thưc phẩm chức năng bổ sung estrogen thảo dược.
 
Thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược chị em nên chọn bổ sung nên có thành phần EstroG-100. Thành phần này có nguồn gốc thảo dược nên an toàn và hiệu quả, đã được chứng minh lâm sàng trong điều trị tiền mãn kinh ở chị em. EstroG-100 có tác dụng bổ sung estrogen mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thảo dược khác và giúp cải thiện 11/13 triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời có tác dụng bảo vệ gan, ức chế tế bào ung thư vú.

Trong thực phẩm chức năng EstroG-100 này còn có các thành phần khác rất tốt cho kéo dài tuổi xuân ở chị em như Glutathione, Curcumin, collagen…
Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) – 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp chi tiết. 

Tiền mãn kinh