Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá thường gặp, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người từng bị trầm cảm trong một giai đoạn nào đó.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm có thể ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ gặp ở nữ cao gấp đôi so với nam giới. Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như phá sản, mất người thân, thất nghiệp, nợ nần, li hôn… 

Tuy nhiên, cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày như thăng chức, thay đổi môi trường sống, đổi công việc… những sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.

Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, học tập và làm việc.

1. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn những đối tượng khác.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Các nguy cơ trầm cảm có thể bao gồm:

  • Do bệnh lý hoặc chấn thương não: người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não, động kinh… dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
  • Sử dụng chất kích thích: hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá…
  • Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
  • Những người bị sang chấn tâm lý: họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
  • Phụ nữ vừa sinh con: đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hormon, vai trò trong gia đình, áp lực trong cuộc sống, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
  • Học sinh, sinh viên: áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô, sự đánh giá kết quả học tập.
  • Nhóm người bị tổn thương cơ thể: người bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
  • Thiếu nguồn lực trong cuộc sống: thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu giao tiếp, thiếu cách ứng phó với stress, hoặc những khó khăn khác như kinh tế, công việc.
  • Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…

Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.

2. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm

Theo hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, nên đi khám hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có những triệu chứng sau xuất hiện trên 2 tuần:

Đau nhức không rõ nguyên nhân

Người bị bệnh trầm cảm thường đau nhức không rõ nguyên nhân

Trầm cảm đôi khi có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất. Có đến 69% những người đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm đã có những cơn đau nhức về mặt cơ thể (dù có kết quả bình thường về mặt sức khỏe cơ thể). Các rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như: đầy hơi, đau lưng, đau khớp.

Mất tập trung

Trầm cảm liên quan đến việc thường xuyên mất khả năng tập trung và làm giảm hiệu quả công việc. Có thể mắc nhiều sai lầm hơn hoặc gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.

Rối loạn về giấc ngủ

Một trong những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm là rối loạn giấc ngủ. Một số người sẽ ngủ quá nhiều, trong khi một số lại ngủ quá ít.

Thay đổi cảm giác ăn uống

Người bị bệnh trầm cảm thường ăn nhiều hơn và tăng cân

Ăn nhiều hơn hoặc chán ăn khi trầm cảm. Dù bằng cách nào, sự thay đổi đáng kể về cảm giác thèm ăn và cân nặng (hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng) có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ

Một dấu hiệu khác của sự trầm cảm là sự cáu kỉnh, kích động và ủ rũ tăng cao. Những điều nhỏ nhặt cũng khó chịu – chẳng hạn như tiếng ồn ào, hoặc chờ đợi lâu (dù trước đây bạn không cảm thấy như vậy trong tình huống tương tự).

Đôi khi đi kèm sự tức giận là suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc mong muốn làm hại người khác. Nếu đang trải qua một số cảm giác đó, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.

3. Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán bệnh trầm cảm lâm sàng

Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD-10). Theo đó, dạng rối loạn tâm thần này bao gồm các triệu chứng sau:

Ba triệu chứng đặc trưng:

  • Khí sắc trầm
  • Mất hứng thú với cuộc sống và thế giới xung quanh
  • Mệt mỏi và giảm năng lượng
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
  • Suy giảm khả năng tập trung, chú ý
  • Kém tự tin, suy giảm lòng tự trọng, khó đưa ra quyết định
  • Cảm giác tội lỗi và không xứng đáng
  • Suy nghĩ bi quan, u ám về tương lai
  • Nảy sinh ý định hủy hoại bản thân hoặc tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn (tăng hoặc giảm), thay đổi trọng lượng cơ thể

Ngoài ra, những triệu chứng cơ thể/triệu chứng sinh học của bệnh trầm cảm gồm có:

những triệu chứng  cơ thể của bệnh trầm cảm

  • Mất hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích trước đây
  • Mất phản ứng cảm xúc với môi trường hoặc sự kiện xung quanh
  • Thức dậy sớm hơn 2 tiếng vào buổi sáng so với bình thường
  • Trạng thái u uất, phiền muộn nặng hơn vào buổi sáng
  • Có bằng chứng khách quan về tình trạng tăng động hoặc vận động chậm chạp của bản thân (biểu hiện này được người khác nhận thấy và kể lại)
  • Giảm cảm giác ngon miệng
  • Tụt cân (khoảng 5% so với trọng lượng cơ thể tháng trước hoặc nhiều hơn)
  • Giảm/mất hưng phấn tình dục đáng kể
  • Xuất hiện triệu chứng loạn thần (ảo giác, hoang tưởng) trong một số trường hợp

Bệnh trầm cảm nhẹ (F32.0)

  •  Có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến, diễn ra trong vòng tối thiểu 2 tuần
  • Khó tiếp tục hoạt động xã hội hoặc khó thực hiện các công việc hàng ngày (có thể có hoặc không đi kèm triệu chứng cơ thể)

Bệnh trầm cảm vừa (F32.1)

Bệnh trầm cảm vừa

  • Có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 3/7 triệu chứng phổ biến, diễn ra trong vòng tối thiểu 2 tuần
  • Gặp nhiều trở ngại trong hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt gia đình (có thể có hoặc không đi kèm triệu chứng cơ thể)

Bệnh trầm cảm nặng (F32.2)

  • Có 3/3 triệu chứng đặc trưng và 4/7 triệu chứng phổ biến, diễn ra trong vòng tối thiểu 2 tuần
  • Luôn xuất hiện triệu chứng cơ thể
  • Ít có khả năng tiếp tục hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt gia đình – xã hội

Bệnh trầm cảm nặng đi kèm triệu chứng loạn thần (F32.3)

  • Thỏa mãn mọi tiêu chuẩn đã nêu tiêu chí chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng
  • Xuất hiện dấu hiệu ảo giác, hoang tưởng hoặc sững sờ rối loạn trầm cảm (bao gồm ảo giác, hoang tưởng có thể không phù hợp hoặc phù hợp với khí sắc)

Xét nghiệm cận lâm sàng

Bác sĩ sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác.

Một số chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:

  • Trắc nghiệm tâm lý
  • Trò chuyện lâm sàng

4. Điều trị trầm cảm

4.1. Điều trị hóa dược

Điều trị trầm cảm bằng thuốc
  • Là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng.
  • Đối với trẩm cảm nhẹ thường được khuyên điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
  • Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.

4.2. Điều trị tâm lí

Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại. Các nhà tâm lí được đào tạo bài bản các liệu pháp và kĩ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lí với người bệnh.

Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp người bị trầm cảm dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà còn giúp hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.

Các liệu pháp tâm lí phổ biến hiện nay:

  • Nhận thức và trị liệu hành vi
  • Trị liệu nghệ thuật
  • Trị liệu gia đình.

5. Dự phòng trầm cảm

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm

Chế độ sinh hoạt:

  • Chế độ ăn uống hợp lí, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. 
  • Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Bỏ hút thuốc lá (nếu có)
  • Uống ít rượu, bia, chè, cà phê, các chất kích thích
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc phiện, ma túy đá, ma túy tổng hợp
  • Tập thể dục đều đặn
  • Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh
  • Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội.

Trầm cảm