Bình thường vách ngăn khá thẳng chia khoang mũi thành 2 nửa khá đều nhau. Vẹo vách ngăn mũi là hiện tượng vách ngăn bị dịch chuyển đáng kể sang một bên. Khi đó đường dẫn không khí của một bên mũi sẽ nhỏ hơn bên còn lại. 

Tỉ lệ hẹp vách ngăn mũi nói chung không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, một số tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng về sức khỏe như khó thở hay tắc lỗ mũi.

1. Nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mũi

Nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mũi
  • Nguyên nhân bẩm sinh: thường gặp nhất, do bị lệch trong quá trình phát triển từ bào thai.
  • Chấn thương vùng mũi: những chấn thương tại vùng mũi tác động trực tiếp đến lệch vách ngăn mũi sang một bên. Ở trẻ nhỏ có thể đến từ việc sang chấn khi người mẹ trong quá trình chuyển dạ. Với người lớn có thể nguyên nhân đến từ tai nạn, bạo lực... 
  • Do lão hóa: lão hóa có thể ảnh hưởng đến việc thay đổi cấu trúc của vách ngăn mũi và mũi bị lệch sang một bên hoặc cả hai bên.
  • Nhiễm khuẩn: viêm mạn tính vùng mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, rồi những động tác ngoáy mũi một cách thường xuyên sẽ làm cho vách ngăn của mũi bị thay đổi dẫn đến lệch vách ngăn mũi.

2. Chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi

Chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi

Một số triệu chứng đặc biệt giúp bạn nhận biết tình trạng vách ngăn mũi bị vẹo bao gồm: 

  • Sổ mũi, tắc mũi: đây là dấu hiệu hay gặp nhất, nhưng không đặc hiệu, có thể gặp ở nhiều bệnh về mũi khác.
  • Khó thở: hay xảy ra ở 1 bên, do vách ngăn vẹo gây hẹp một xoang mũi.
  • Chảy máu mũi: vách ngăn mũi mỏng là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ nằm tại vị trí nông nên khi xuất hiện lệch vách ngăn mũi, vách ngăn trở nên khô dẫn chảy máu.
  • Đau đầu, đau hốc mắt: có thể đau nhức ở bên trái hoặc bên phải dựa theo tình hình vách ngăn mũi bị vẹo sang bên nào hoặc cả hai bên. 
  • Ngủ ngáy, thở lớn khi ngủ: vì ống mũi đã bị hẹp về một bên nên khi không khí đi qua thường gây ra tiếng thở lớn.
  • Đau cơ mặt: vẹo vách ngăn ở mũi làm cho mũi bị tắc nghẽn, dễ bị đau và nặng tức một bên mặt cùng với bên bị nghẹt mũi.
  • Chiều hướng ngủ nghiêng: một bên mũi bị hẹp lại nên thấy ngủ nghiêng sẽ dễ thở hơn.

Các triệu chứng trên thường gặp trong trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi. Tuy nhiên, cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lí khác nữa ở mũi. Nên để chẩn đoán xác định vẹo vách ngăn mũi, bác sĩ vẫn phải tiến hành khám lâm sàng, thậm chí phải nội soi mũi xoang.

3. Điều trị vẹo vách ngăn mũi 

Điều trị vẹo vách ngăn mũi bằng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc: 

Thuốc chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, tắc mũi, giảm sưng phù mũi, giảm đau nhức… không thể dùng thuốc để làm thay đổi cấu trúc vách ngăn được.

Các thuốc hay dùng có thể là kháng histamin, corticoid, kháng viêm, chống sưng, giảm đau…

Phẫu thuật chỉnh hình:

Những trường vẹo vách ngăn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, như là nghẹt mũi kéo dài, viêm xoang, chảy máu mũi thường xuyên…. thì phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hình lại vách ngăn. 

Phương pháp phẫu thuật giúp điều chỉnh lại vách ngăn thẳng, cải thiện lưu thông không khí cho hệ hô hấp. Việc can thiệp phẫu thuật đã giúp đưa vách ngăn trở lại đúng vị trí tại trung tâm đường giữa hai bên của mũi. Từ đó cải thiện khả năng lưu thông khí ở hai bên mũi, giảm nguy cơ viêm xoang và viêm mũi.

Vẹo vách ngăn mũi