Bệnh viêm da dầu

Viêm da dầu hay viêm da tiết bã là một loại bệnh lý về da, vùng da bị viêm sẽ có những tổn thương dễ nhận thấy như sưng đỏ, bong tróc, nứt nẻ… Tên khoa học của chứng bệnh này là seborrheic dermatitis. Ngoài ra, viêm da dầu có có một số tên gọi khác như chàm da mỡ, viêm tuyến bã nhờn.

Là bệnh khá thường gặp ở nhiều đối tượng, vùng da bị viêm chủ yếu tập trung ở mặt, phần ngực, vùng bả vai… Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới khiến tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị hơn.

Bệnh viêm da dầu phổ biến ở lứa tuổi dậy thì với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, bã nhờn tiết ra quá nhiều mà không được xử lý. Gây ra tình trạng viêm đau, ngứa rát khó chịu. Do đặc điểm lâm sàng không điển hình nên nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh vẩy nến hoặc bệnh eczema.

Bệnh không nguy hiểm tới sức khỏe, tuy nhiên hay tái phát, và đặc biệt là nhiều trường hợp gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người bệnh.

1. Nguyên nhân bệnh viêm da dầu

Nguyên nhân bệnh viêm da dầu

Hiện nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da dầu vẫn chưa được chứng minh. Theo một số chuyên gia, bệnh lý có bắt nguồn từ hoạt động của tuyến bã nhờn, các loại nấm sản sinh ra chất khiến cơ địa mẫn cảm sẽ phản ứng lại, xuất hiện phát ban, mẩn đỏ.

Đối tượng thường dễ mắc bệnh là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ bước vào tuổi dậy thì. Một số trường hợp xuất hiện ở người trưởng thành. Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết, kèm theo hệ miễn dịch yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus đặc biệt là các loại nấm xâm nhập vào tế bào da.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng viêm tiết bã diễn ra phổ biến, do cha mẹ không hiểu rõ dẫn đến nhầm lẫn với bệnh dị ứng. Trẻ sơ sinh mắc viêm da dầu thường xuất hiện những mảng vảy vàng lan từ đỉnh đầu xuống dưới trán. Khác với trẻ bị dị ứng sẽ quấy khóc, ngứa ngáy liên tục thì khi bị viêm da dầu trẻ vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Mặc dù nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng các bác sĩ có đưa ra một vài nguy cơ dễ mắc bệnh như:

  • Người có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh tâm thần các bệnh về trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
  • Người có hệ miễn dịch yếu như bệnh HIV/AIDS, đã từng phẫu thuật ghép tạng hoặc chẩn đoán bị ung thư.
  • Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Đặc biệt, đối với các bệnh nhân dương tính với HPV thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tiết bã càng cao.

Một số chuyên gia về da liễu nhận thấy sự ảnh hưởng của nấm pitirosporum ovale/malassezia. Theo đó, người bình thường có số lượng pitirosporum ovale nhiều hơn hẳn so với người bị bệnh viêm da dầu. Vì vậy, pitirosporum ovale có thể được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành bệnh viêm da.

2. Triệu chứng viêm da dầu

Dấu hiệu viêm da dầu ở trẻ em

Do đặc điểm lâm sàng của bệnh khá giống với bệnh viêm da dị ứng, vì vậy nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm, dẫn đến chọn sai cách để điều trị.

Những triệu chứng của bệnh viêm da dầu:

Triệu chứng ở trẻ nhỏ

  • Những vùng da bị bong tróc, đóng vảy trên da của trẻ thường là khu vực quanh đầu hoặc vùng thường xuyên quấn tã lót.
  • Trẻ thường hay bị đổ mồ môi, nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé tiết ra bã nhờn, gây ra bệnh viêm da dầu.

Triệu chứng ở người trưởng thành

  • Người trưởng thành thường mắc viêm da dầu ở những vị trí như mặt, vùng trước ngực, cánh mũi, lưng vùng bả vai… Xuất hiện những vết viêm da màu đỏ, màu vàng… có cảm giác ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng bởi vì lý do này mà đa số người bệnh bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị bệnh, khiến tình trạng ngày càng nghiệm trọng ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 
  • Người trưởng thành tình trạng đổ dầu nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các vùng trên mặt như cánh mũi, sau tai và cung mày… Đặc biệt vào mùa đông, tình trạng càng trở nên nặng hơn. Bã nhờn tiết nhiều, khô và kết lại thành từng mảng, da đầu và cung mày xuất hiện những mảng bong tróc da gây mất thẩm mỹ.

Mặc dù bệnh viêm da dầu không gây ngứa nhưng lại ảnh hưởng tới ngoại hình của người bệnh rất nhiều. Viêm tiết bã tập trung chủ yếu ở vùng da dầu nhưng vẫn có thể lan ra các khu vực khác trên cơ thể.

3. Chẩn đoán viêm da dầu

Bác sĩ chẩn đoán viêm da dầu

Dựa trên các đặc điểm lâm sàng như thương tổn trên da, vị trí xuất hiện các vùng viêm da, thời điểm xuất hiện triệu chứng… cùng các xét nghiệm chuyên sâu bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý này.

Xét nghiệm xác định sự hiện diện của vi nấm malassezia, một loại vi sinh sống trên da, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm.

Một số trường hợp sẽ phải sinh thiết mô bệnh học để phân biệt với các bệnh khác như:

  • Eczema: Triệu chứng tương tự như viêm da tiết bã nhưng các vùng bị viêm sẽ có vảy màu trắng, khi sinh thiết mô da sẽ thấy sự tăng sinh của nhóm trung gian hóa học. Khác với viêm da dầu, eczema thì sẽ thấy sự xuất hiện của nấm men.
  • Viêm da cơ địa: Do đặc tính tái đi tái lại nhiều lần nên người bệnh thường hay nhầm lẫn bệnh lý trên với viêm da cơ địa. Tuy nhiên, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vị trí hay tỳ đè, nếp gấp hơn so với viêm da tiết bã.

Việc chẩn đoán đúng sẽ giúp bác sĩ loại trừ khả năng mắc các bệnh da liễu khác, giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

4. Điều trị bệnh viêm da dầu

Điều trị bệnh viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệt để. Có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị:

Dùng các thuốc tại chỗ:

  • Dầu gội trị gầu (có chứa Selelium sulphid, Zinc pyrithion, Ciclopirox olamin, Ketoconazol)
  • Xà phòng chống nhờn: như Acne Aid, Satid
  • Thuốc chứa corticoid bôi tại chỗ như Diprosalic, Dibetalic
Trường hợp nặng có thể sử dụng:
  • Thuốc chống nấm đường toàn thân,
  • Vitamin A acid liều thấp
  • Các loại kháng sinh nhóm imidazol như metronidazol, tinidazol có hiệu quả khi điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài vì có khả năng tái phát bệnh rất cao.

Nói chung, viêm da dầu khi điều trị cần kiên trì, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5. Phòng bệnh viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu nguyên nhân còn chưa được rõ ràng, nên việc phòng bệnh nói chung cũng không có biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, một số phương giúp giảm nguy cơ hình thành và tiến triển của bệnh như:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng các sản phẩm dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm có nguyên liệu tự nhiên.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc chính hãng, không sử dụng những sản phẩm chứa nhiều hóa chất như xà phòng, sữa tắm hoặc các thành phần dễ gây kích ứng.
  • Lựa chọn các trang phục thoải mái, tránh những chất liệu bó sát, nóng bức để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi trên cơ thể.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để kích thích quá trình bài tiết chất độc trong cơ thể thông qua mồ hôi.
  • Để cơ thể thư giãn, thoải mái tránh tình trạng stress, mất ngủ gây ức chế hệ thần kinh, làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh.
  • Khi đã bị bệnh thì cần phải tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.

Viêm da dầu