Viêm họng liên cầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lứa tuổi từ 5 – 15. Loại vi khuẩn này dễ dàng lây lan qua hệ hô hấp khi bạn tiếp xúc với chất dịch hắt hơi, sổ mũi của người mang mầm bệnh hoặc thông qua ăn uống chung. Chúng cũng phát triển mạnh nhất vào mùa thu và mùa xuân.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng liên cầu

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng liên cầu

Tác nhân gây bệnh là liên cầu khuẩn nhóm A có tên khoa học là Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn này thường cư trú tại mũi họng và phát triển nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi, gây ra các triệu chứng viêm họng có biểu hiện rõ rệt hơn so với viêm họng do virus.

2. Triệu chứng viêm họng do liên cầu

Khi bị viêm họng liên cầu, các triệu chứng sẽ xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội, gây đau, khó chịu.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt cao từ 38-29 độ C.
  • Đau khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Phát ban.
  • Đau cơ và cứng cơ.
  • Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.
  • Khám họng có thể thấy: cổ họng sưng đau, có hạch ở hầu họng, khó nuốt
  • Triệu chứng nổi hạch xảy ra là do vi khuẩn phát triển quá mạnh, cơ quan sản sinh tế bào bạch cầu ở họng hoạt động quá mức, không đủ sức để ngăn chặn độc tố nên nhiễm trùng ngược và sưng viêm.

3. Biến chứng viêm họng do liên cầu

Biến chứng viêm họng do liên cầu

Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, từ viêm họng, viêm amidan đến viêm phế quản, viêm phổi….

Khi bị nhiễm Streptococcus pyogenes có thể cư trú trong họng sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng tại họng.

Các biến chứng có thể gặp:

  • Biến chứng tại chỗ: tạo thành ổ áp xe tại họng, gây sưng, tạo hốc mủ
  • Biến chứng kế cận: viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Biến chứng toàn thân: vi khuẩn có thể theo đường máu di chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác tạo thành biến chứng nguy hiểm là nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận…

4. Chẩn đoán viêm họng do liên cầu

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu

Lâm sàng

Viêm họng do liên cầu biểu hiện lâm sàng khá rầm rộ với các biểu hiện:

  • Sốt cao từ 38-29 độ C, đau họng, nuốt khó, ho, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi
  • Khám họng thấy họng sưng nề, đỏ, có thể có mủ, nổi hạch
Cận lâm sàng
  • Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng
  • CRP tăng
  • ASLO dương tính

5. Điều trị viêm họng do liên cầu

Thuốc lựa chọn đầu tiên để điều viêm họng liên cầu là kháng sinh. Tùy theo mức độ và diễn biến bệnh mà sử dụng phác đồ điều trị khác nhau.

Điều trị viêm họng do liên cầu bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, có thể sử dụng một trong các nhóm

  • Thuốc Penicillin: thường dùng dưới dạng uống, trường hợp họng sưng đau không nuốt được thì có thể sử dụng dưới dạng tiêm.
  • Amoxicillin: nhóm này thường ưu tiên chọn lựa chọn với trẻ nhỏ do vị dễ uống hơn.
  • Nếu dị ứng với Penicillin thì có thể dùng thuốc kháng sinh nhóm khác như Cephalexin, Azithromycin, Erythromycin….

Thuốc điều trị triệu chứng

Thường dùng:

  • Acetaminophen, Tylenol… để điều trị sốt hoặc giảm đau
  • Terpin codein: để điều trị ho khan
  • Long đờm: nếu ho nhiều đờm
  • Kháng histamin: nếu có sổ mũi, tắc mũi.

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng nguy hiểm hoặc dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.

6. Phòng bệnh viêm họng do liên cầu

Tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn có thể lây nhiễm từ môi trường hoặc người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp, vì thế các biện pháp sau sẽ giúp phòng ngừa bệnh phần nào:

  • Rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vật bẩn, vật dùng công cộng.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: cốc nước, khăn mặt, đồ dùng ăn uống…
  • Trường hợp mà được xác định nhiễm liên cầu nhóm A tan huyết beta thì nên đi khám và tiêm phòng thấp.

Viêm họng