Có nhiều loại nấm có thể gây ra bệnh ở phổi như Candida, Aspergillus, Cryptococcus nhưng thường gặp hơn cả là các loài nấm Aspergillus. Về tần suất mắc phải thì các bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở. Tỷ lệ bị nấm phổi rất thấp chỉ vào khoảng 0,02% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh phổi. Tuy nhiên, khi bị nhiễm nấm phổi thì mức độ lại rất nguy hiểm do người nhiễm nấm chủ yếu là người có bệnh lý kèm theo, đồng thời nhiễm nấm thường gây những biến chứng rất nặng và khó điều trị. Vì thế, tỷ lệ người bị tử vong do nấm phổi có thể lên đến 80-90%.

1. Nguyên nhân gây nấm phổi

Nguyên nhân gây nấm phổi

Bệnh viêm phổi do nấm thường là hậu quả của tình trạng suy giảm miễn dịch như sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư, dùng corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, bệnh hệ thống, nhiễm HIV… hoặc nấm phát triển trên nền của một tổn thương phổi như hang lao, giãn phế quản.

Các loại nấm thường gặp gây bệnh ở phổi:

  • Nấm Cryptococcus: Loại nấm này lây truyền qua hít phải đất bị nhiễm nấm men, thường biểu hiện giống như nhiễm trùng ở phổi
  • Nấm Aspergillus: Loại này có nhiều ở môi trường, có thể hiện diện ở xoang mũi, họng hay các hang lao (ở người bị lao phổi) mà không gây bệnh. Nhưng sẽ phát triển và gây tổn thương phổi nếu cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu.
  • Nấm Candida: Gặp ở người bị suy giảm miễn dịch nhưng nói chung hiếm gặp

2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi do nấm

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi do nấm
  • Bệnh bạch cầu cấp tính hoặc u lympho trong quá trình điều trị bằng hóa chất
  • Người ghép tế bào gốc ở tủy xương hoặc tế bào máu ngoại vi
  • Người ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép
  • Điều trị bằng corticosteroid kéo dài
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
  • Người suy tủy xương, hoặc giảm bạch cầu kéo dài do các nguyên nhân khác nhau
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh
  • Người có thể trạng gây nhỏ, sức đề kháng yếu
  • Người bị lao phổi hoặc từng bị lao phổi
  • Mắc bệnh giãn phế quản…

3. Triệu chứng của bệnh viêm phổi do nấm

Triệu chứng của bệnh viêm phổi do nấm

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phổi do nấm bao gồm:

  • Sốt dai dẳng, nhất là ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Gầy sút cân
  • Ho khan, đau tức ngực
  • Khó thở, ban đầu khó thở khi gắng sức, nhưng sau đó có thể khó thở thường xuyên
  • Ho ra máu là triệu chứng cũng khá thường gặp
  • Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng liên quan đến các bệnh khác như ảnh hưởng của suy giảm miễn dịch, giảm các dòng máu do suy tủy hay điều trị hóa chất…

4. Chẩn đoán viêm phổi do nấm

Chẩn đoán viêm phổi do nấm bằng chụp x quang phổi

Ngoài các triệu chứng lâm sàng như trên, thì đển chẩn đoán viêm phổi do nấm cần thêm các xét nghiệm cận lâm sàng nữa.

  • Chụp X quang phổi: Cần thực hiện đầu tiên và rất cần thiết vì nó cung cấp rất nhiều thông tin về bệnh và những bệnh đi kèm. Hình ảnh X quang đặc hiệu thường thấy trên phim là hình một khối tròn, đặc, nằm trong một hang lao có hình cầu hoặc hình bầu dục, hình tròn đặc này thay đổi theo tư thế của người bệnh mà giới chuyên môn gọi là hình lục lạc.
  • Chụp cắt lớp: Dùng để xác định rõ u nấm trong một số trường hợp mà chụp phim X quang thường không phát hiện được.
  • Huyết thanh chẩn đoán nấm Aspergillus: Phản ứng kết tủa giữa kháng nguyên với kháng thể kháng nấm Aspergillus của người bệnh. Là xét nghiệm khá đặc hiệu, nó cho kết quả chẩn đoán xác định từ 93-100%. Nhưng không phải bệnh viện hay cơ sở y tế nào cũng thực hiện được vì thiếu trang thiết bị.
  • Nuôi cấy nấm từ đờm hay dịch phế quản: Xét nghiệm này không những không nhạy mà còn mất thời gian nên hiện ít làm.
  • Soi tươi đờm hoặc dịch phế quản dưới kính hiển vi tìm nấm: Phương pháp này độ nhạy thấp, nên cũng ít được sử dụng.
  • Xét nghiệm PCR phát hiện vật liệu di truyền của nấm: Cho kết quả khá chính xác do phát hiện dựa trên cấu trúc ADN của nấm.

5. Điều trị viêm phổi do nấm

Điều trị viêm phổi do nấm bằng thuốc
  • Sử dụng thuốc kháng nấm: Có thể dùng thuốc kháng nấm đường toàn thân hoặc bơm trực tiếp vào hang nấm trong phổi bằng một ống thông đặt xuyên qua da. Thuốc kháng nấm thường dùng là Amphotericin B. Tuy nhiên, kết quả chưa rõ ràng và vẫn chưa được công nhận trong y văn. Hơn nữa thuốc Amphotericin B rất độc và khó tìm trên thị trường, vì vậy hiện nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
  • Nút mạch để cẩm máu: Được áp dụng trong cấp cứu trường hợp bị ho ra máu ồ ạt. Mặc dù, chưa được chẩn đoán xác định vẫn có thể chụp mạch máu chọn lọc và bơm chất gây tắc mạch để cứu sống người bệnh. Động mạch được làm tắc thường là động mạch phế quản cung cấp máu để nuôi phổi.
  • Phẫu thuật cắt phổi: Phần lớn các tác giả đều chủ trương khi đã phát hiện u nấm thì phải cắt phổi dự phòng. Trong khi đó một số tác giả khác đề nghị chỉ cắt phổi trong những trường hợp có ho ra máu. Vì những lý do thường gặp trong phẫu thuật như nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao do phổi bị các tổn thương mạn tính như lao, giãn phế quản…

6. Phòng bệnh viêm phổi do nấm

Các biện pháp dự phòng viêm phổi do nấm gây ra bao gồm:

  • Vệ sinh phòng ở, buồng nằm và buồng điều trị sạch sẽ
  • Các trường hợp nhiễm HIV được điều trị mỗi ngày bằng thuốc kháng nấm dự phòng để tránh nhiễm nấm gây bệnh cơ hội, đặc biệt là Cryptococcus neoformans.
  • Người ghép tạng cũng nên được điều trị bằng thuốc nhóm Fluconazole để dự phòng bệnh nhiễm trùng nấm xâm lấn.
  • Những trường hợp giảm bạch cầu kéo dài nên tránh các hoạt động mà có nguy cơ tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, chẳng hạn như làm vườn hoặc chăm sóc cây trồng và hoa tươi, công việc xây dựng và xử lý các loại rau chưa nấu chín.

Viêm phổi