Tóm tắt nội dung
Viêm tuỷ răng là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tuỷ răng, làm tăng áp lực nội tuỷ, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ.
Viêm tủy răng thường biểu hiện rất rầm rộ, nhưng cũng có thể âm thầm, và thường xảy ra sau hoặc cùng với sâu răng, viêm chân răng, viêm cuống răng hay viêm lợi.
1. Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Một số nguyên nhân gây viêm tủy răng bao gồm:
- Sâu răng: những vết sâu này lâu ngày không được trám kịp thời sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, từ đó xâm lấn vào bên trong tủy răng khiến cho khu vực này bị viêm.
- Viêm quanh răng: viêm lợi, viêm quanh cuống răng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu và dẫn tới viêm tủy răng.
- Chấn thương răng: một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương chẳng hạn như mẻ răng, gãy răng.
- Chế độ dinh dưỡng: ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng dễ gây xung huyết, nứt răng tạo điều kiện thuận lợi để viêm tủy ở răng phát triển.
- Thói quen sinh hoạt: sử dụng bàn chải quá cứng, đánh răng sai cách, quá mạnh có thể làm cho cổ răng ngày càng bị khuyết dần, phần tủy răng bị lộ ra ngoài dễ gây viêm nhiễm.
- Răng bị mài mòn: những người cao tuổi, theo thời gian răng sẽ bị mài mòn gây ra hiện tượng tủy răng hở ra ngoài.
2. Triệu chứng viêm tủy răng
Tuy theo tình trạng viêm cấp hay mạn tính mà có biểu hiện triệu chứng khác nhau:
Viêm tủy răng cấp
- Các triệu chứng khá rầm rộ với các biểu hiện đau nhức răng, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội khiến người bênh không ăn ngủ được.
- Đau tại chỗ hoặc lan ra xung quanh, lan sang răng bên cạnh, đôi khi lan lên gây đau nửa đầu.
- Cơn đau thường kéo dài nếu không được khám và điều trị kịp thời.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội, có trường hợp đau rất dữ dội khiến người
- Khám răng có thể thấy lỗ sâu răng, sưng lợi, có ổ mủ ở lợi, rất đau khi kích thích răng bằng cơ học hoặc kích thích lạnh.
Viêm tủy răng mạn tính
- Giai đoạn này thường các cơn đau không còn nữa hoặc đau rất nhẹ, vì lúc này tủy đã chết
- Có thể thấy dịch tủy hoại tử ri ra ngoài gây ra mùi hôi rất khó chịu
- Răng bị chết tủy có thể thấy đổi màu thường là xám hơn
- Răng có thể bị hủy hoại, mất thân răng, chỉ còn chân răng
- Có thể kèm viêm các tổ chức quanh răng rất nặng, như viêm quanh cuống, áp xe quanh chân răng
3. Biến chứng viêm tủy răng
- Viêm tủy răng gây sung huyết dẫn đến đau nhức răng rất dữ dội, đau lan sang các răng bên cạnh, lan ra xương hàm, thậm chí đau lan lên đầu gây đau nửa đầu
- Tủy răng chết không được điều trị kịp thời khiến cho quanh chóp chân răng vị viêm, áp xe răng quanh chóp
- Có thể gây biến chứng rụng răng, viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương hàm…. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Chẩn đoán viêm tủy răng có hồi phục
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng cơ năng
- Viêm tủy có hồi phục có thể không biểu hiện triệu chứng.
- Nếu có thường là các triệu chứng đặc thù: nhạy cảm với các kích thích nóng lạnh, không khí. Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.
- Kích thích nóng đáp ứng ban đầu có thể chậm nhưng cường độ nhạy cảm tăng lên khi nhiệt độ tăng. Đối với các kích thích lạnh thì thường ngược lại.
Khám thực thể có thể phát hiện
- Thường có lỗ sâu răng
- Có tổn thương tổ chức cứng gây lộ ngà.
- Lỗ hở tủy do tai nạn trong điều trị.
- Răng không đổi màu.
- Gõ không đau.
Cận lâm sàng
- X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng, khoảng dây chằng quanh răng bình thường.
- Thử nghiệm tủy: bình thường hoặc có thể nhạy cảm mức độ nhẹ.
5. Chẩn đoán viêm tủy răng không hồi phục
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng cơ năng
Đau với các tính chất dưới đây:
- Đau tự nhiên, từng cơn.
- Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn trong vòng vài phút, hoặc rất ngắn làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
- Tính chất lan truyền: cơn đau thường lan lên nửa đầu, nửa mặt cùng bên, thường chỉ khu trú được vùng đau chứ không xác định được răng đau.
- Đau khi có các tác nhân kích thích tác động và kéo dài sau khi đã hết tác nhân kích thích.
Khám thực thể phát hiện
- Lỗ sâu trên mô cứng của răng: răng có thể có lỗ sâu giai đoạn tiến triển, đáy nhiều ngà mềm, ngà mủn, có thể có điểm hở tủy.
- Vết rạn nứt răng: có thể có sau chấn thương mạnh
- Mòn mặt nhai
- Lõm hình chêm ở cổ răng
- Hở tuỷ răng.
- Răng có hiện tượng gián đoạn dẫn quang qua đường nứt khi chiếu đèn.
- Có biểu hiện viêm quanh răng toàn bộ, một răng hay một nhóm răng gây viêm tủy ngược dòng.
- Gõ răng chỉ nhạy cảm khi có viêm lan tỏa tới vùng cuống và dây chằng quanh răng.
- Thử nghiệm tủy: dương tính, ngưỡng thấp, kéo dài đáp ứng sau thử nghiệm.
Cận lâm sàng
X quang: có thể có lỗ sâu mặt bên, mặt nhai, sâu tái phát dưới chất hàn sát hoặc thông với mô tủy, vùng cuống có phản ứng nhẹ, dây chằng hơi giãn rộng. Cũng có thể nhìn thấy hình ảnh nứt vỡ răng liên quan với buồng tủy.
6. Điều trị viêm tủy răng
Viêm tủy có hồi phục
- Đầu tiên là hàn lỗ sâu răng, sau đó chụp tủy bằng là phương pháp thông dụng được áp dụng rộng rãi.
- Song song với đó là điều trị các tình trạng viêm nhiễm răng lợi, phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định.
- Trường hợp có ổ mủ hay áp xe quanh cuống răng, có thể phải tiến hành chích rạch và dẫn lưu ổ áp xe.
Viêm tủy không hồi phục
Điều trị lấy tủy toàn bộ theo nguyên tắc:
- Đặt thuốc diệt tủy
- Làm sạch và tạo hình ống tủy.
- Hàn kín hệ thống ống tủy theo không gian ba chiều.
- Có thể kếp hợp hàn kín với chụp răng thẩm mỹ.
Viêm tủy răng