Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, một số trường hợp viễn thị nghiêm trọng có thể nhìn những thứ ở khoảng cách rất xa. Khác với lão thị, viễn thị là tật khúc xạ mắc phải, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Còn lão thị là sự thay đổi sinh lý của mắt khi về già, thường là do lão hóa và chỉ gặp ở người sau 40 tuổi.

1. Nguyên nhân gây viễn thị

Nguyên nhân gây viễn thị
  • Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc, người bị viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
  • Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn lên.
  • Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

2. Triệu chứng và dấu hiệu viễn thị

  • Triệu chứng chính của viễn thị là tính nhìn mờ khi mọi vật ở gần
  • Một số có thể có nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần
  • Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em
  • Một số có thể bị lác mắt, nhất là ở trẻ em
  • Nếu người đang đeo kính mà có dấu hiệu nhìn mờ khi nhìn gần hoặc bị nhức mắt nhiều khi nhìn gần thì phải đi khám và đổi kính phù hợp

3. Chẩn đoán viễn thị

Chẩn đoán viễn thị

Để chấn đoán viễn thị, bác sĩ phải khám mắt, đo thị lực, kiểm tra đồng tử, soi đáy mắt.

Một số biện pháp giúp chẩn đoán viễn thị được thực hiện như sau:

  • Nhỏ thuốc giãn đồng tử: nhằm mục đích kiểm tra võng mạc
  • Đo thị lực: đánh giá được mức độ suy giảm thị lực, có thể kết hợp với thử kính để xác định độ viễn thị.
  • Kính hiển thị võng mạc: chiếu một ánh sáng đặc biệt vào mắt bạn để xem nó phản chiếu ra sao khỏi võng mạc, giúp xác định bị viễn thị hay cận thị. Phương pháp chẩn đoán này thường được thực hiện với trẻ em.

4. Điều trị viễn thị

  • Với người lớn, cách điều trị đơn giản nhất đó là sử dụng kính, các loại kính đều được, kính áp tròng hoặc đeo mắt kính để điều chỉnh thị lực.
  • Với những người không muốn đeo kính, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser để điều trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc.

5. Dự phòng viễn thị

Cách phòng bệnh viễn thị
 

Không thể chặn tật viễn thị bẩm sinh, nhưng với một số trường hợp viễn thị mắc phải có thể bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của mình với một số mẹo nhỏ sau:

  • Khám mắt định kì
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp
  • Hiểu rõ các triệu chứng để điều trị càng sớm càng tốt
  • Đeo mắt kính hoặc kính áp tròng ngay từ sớm khi có dấu hiệu viễn thị
  • Áp dụng lối sống lành mạnh, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, tránh hút thuốc để bảo vệ mắt
  • Nên học tập, đọc sách và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng
  • Thực hiện chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt.

Viễn thị