1. Các giai đoạn của bệnh Parkinson 

Các giai đoạn của hội chứng Parkinson 

Bệnh Parkinson được phân thành các giai đoạn theo thang Hoehn và Yahr và có các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: Không có triệu chứng Parkinson
  • Giai đoạn 1: Có các dấu hiệu ở một bên cơ thể nhưng chức năng không bị suy giảm hoặc chỉ bị rất tối thiểu
  • Giai đoạn 2:  Có các dấu hiệu với tư thế ở một bên gây suy giảm chức năng (bị tổn thiệt) ở mức độ nào đó nhưng chưa bị mất thăng bằng
  • Giai đoạn 3: Có triệu chứng cả hai bên với tư thế không vững (mất thăng bằng) nhưng người bệnh vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
  • Giai đoạn 4: Bị suy giảm chức năng (bị tổn thiệt) nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được không cần phải hỗ trợ; đã mất tự chủ rõ rệt.
  • Giai đoạn 5: Phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt giường nếu không có người giúp đỡ, không còn tự chủ được.

Trong các giai đoạn này thì giai đoạn 4 và giai đoạn 5 có thể coi là giai đoạn cuối của người bệnh Parkinson. 

2. Bệnh Parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson ở giai đoạn 4 và giai đoạn 5 được coi là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh cần được chăm sóc và giúp đỡ từ người nhà. Bệnh ở giai đoạn này cũng sẽ mang đến những thay đổi sức khỏe, tâm lý không tốt cho người bệnh.

Do cơ khớp cứng đờ nên chân tay người bệnh sẽ cử động kém, run mạnh và khả năng giữ thăng bằng kém và không thể cử động nếu không có sự giúp đỡ.

Bên cạnh các rối loạn vận động, người bệnh Parkinson ở giai đoạn này còn có thể mất ngủ, ngủ kém, tiêu hóa kém khiến thể trạng càng yếu kém hơn.

Do bị bệnh dẫn đến không tự chủ trong hoạt động nên người bệnh thường suy nghĩ nhiều, buồn rầu thậm chí trầm cảm, ảo giác, giảm trí nhớ… vì thế bệnh tình có thể phát triển nặng thêm.

Sự co cứng xảy ra ở cả cơ hàm và cơ miệng nên dẫn đến tình trạng khó ăn khó nuốt, thức ăn có thể rơi vào đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây suy hô hấp, viêm phổi… và là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người bệnh Parkinson giai đoạn cuối. 

Dịch vị dạ dày và nhu động ruột cũng hoạt động kém cộng thêm tình trạng khó nhai, khó nuốt nên người bệnh ăn uống kém, hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến táo bón, sức khỏe có thể suy kiệt do thiếu chất.

Ở giai đoạn này huyết áp của người bệnh có thể hạ đột ngột gây choáng váng khi thay đổi tư thế đứng lên, ngồi xuống, xoay người… người bệnh dễ ngã, bị thương.

3. Các phương pháp điều trị và chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn cuối và cách chăm sóc

Với người bệnh Parkinson ở giai đoạn cuối thuốc điều trị bệnh hầu như không còn tác dụng do người bệnh đã sử dụng thời gian dài nên nhờn thuốc. Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật kích não sâu. Đây là phương pháp mới giúp giảm run, giảm bớt phần nào sự co cứng cơ khớp nên người bệnh có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có đủ chi phí điều trị, khoảng 700 triệu đồng và sau khoảng 5 năm người bệnh sẽ phải thực hiện cuộc phẫu thuật thay pin với chi phí khoảng 500 triệu đồng. Do đó cách điều trị này không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng. 

Giai đoạn này người bệnh cần sự trợ giúp của người nhà rất nhiều nên sự giúp đỡ, chia sẻ của người nhà cũng là một cách hỗ trợ điều trị, chăm sóc người bệnh Parkinson duy trì sinh hoạt và sống chung với bệnh mà không lo lắng, trầm cảm.

Người bệnh nên duy trì vật lý trị liệu để giúp vận động được cải thiện. Hàng ngày nên ăn đồ ăn mềm, loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hóa khắc phục những ảnh hưởng của bệnh giai đoạn cuối là khó nhai khó nuốt. Nên chọn ăn thực phẩm nhiều chất xơ, chứa nhiều vitamin và uống thuốc đều đúng giờ hàng ngày. 

Người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ có thành phần Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, vitamin B2, B5… có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, điều trị tê bì chân tay…

Bài viết liên quan: Những điều cần biết về bệnh parkinson ở người trẻ

Để biết thêm các cách chăm sóc người bệnh parkinson giai đoạn cuối - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé. Mời bạn tham khảo các thông tin hữu ích khác tại https://bacsituvan.vn/ .

Parkinson