Tóm tắt nội dung
Đau nhức xương - khớp phần lớn không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường dai dẳng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau nhức xương - khớp, có thể kể ra như:- Đau do thoái hóa khớp: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, thoái hóa khớp làm thay đổi cấu trúc sinh lý của khớp và tổ chức quanh khớp, chèn ép dây thần kinh gây ra các biểu hiện đau, tê bì, kiến bò. Đau có tính chất cơ học, tức đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Lao động nặng nhọc: Quá sức chịu đựng của xương - khớp, làm tổn thương các sụn khớp và dây chằng quanh khớp, gây đau.
- Ngồi nhiều, đứng lâu, tư thế làm việc không thoái mái cũng rất dễ bị đau nhức xương - khớp.
- Đau nhức xương ở trẻ em: Do sự phát triển nhanh của xương, trong khi không cung cấp đủ canxi và các dưỡng chất cho quá trình tạo xương.
- Còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
- Các dị tật bẩm sinh: Gù vẹo cột sống, lệch trục cột sống,...
- Chấn thương, gãy xương, bong gân
- Thừa cân, béo phì
- Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh: Thường đau ê ẩm toàn thân, đau một cách mơ hồ, không có vị trí cụ thể, đau kèm theo các triệu chứng khác của tuổi tiền mãn kinh. Biểu hiện đau sẽ hết khi qua tuổi này.
- Loãng xương: Khi giảm mật độ xương, loãng xương, gẫy lún xẹp đốt sông, chèn ép rễ thần kinh, gây đau.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các tế bào xương bị suy thoái, các khớp thoái hóa, làm tổn thương bao hoạt dịch, tổn thương đĩa đệm, gây đau.
- Đau xương - khớp do bệnh lý tại chỗ, gặp trong:
+ Viêm khớp nhiễm khuẩn: Lao xương - khớp, viêm xương
+ Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, tiêu chỏm xương đùi
+ Bệnh gút cấp hoặc mạn tính
+ Ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương....
Hậu quả của đau nhức xương - khớp
Khi bị đau nhức xương - khớp, thường đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động, đau lưng, ù tai, ngủ ít, đau lưng, mỏi gối,... Ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác như, khó thở, tim đập nhanh, tiểu tiện nhiều lần, … những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.Đau nhức xương khớp rất khó điều trị, thường tái đi tái lại nhiều lần khi chuyển mùa hoặc cơ thể suy nhược. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm và đúng cách rất dễ mắc phải biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp… có thể phải dùng đến phương pháp phẫu thuật hoặc thay khớp nhân tạo. Chính vì vậy, cần phải tìm cho mình phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế các biến chứng càng sớm càng tốt.
Điều trị đau nhức xương - khớp
- Điều trị triệu chứng đau:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc giảm đau, kết hợp với thuốc giãn cơ (mềm cơ) giúp khắc phục nhanh hiện tượng đau như thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), paracetamol, dẫn xuất opiat, ... , thuốc giãn cơ như Myonal, Mydocalm,…Tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nhiều lưu ý khi sử dụng, không được dùng kéo dài, cho nên phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. - Điều trị theo nguyên nhân:-Tùy theo nguyên nhân gây đau mà có biện pháp điều trị khác nhau:
+ Đau do thoái hóa, dùng thuốc điều trị thoái hóa+ Đau xương ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cần phải bổ sung canxi, vitamin D3, MK7
+ Đau do viêm, điều trị viêm,...
Điều trị hỗ trợ:
+ Giúp xương chắc, khỏe, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa bằng sản phẩm chứa canxi vitamin D, MK7 và các dưỡng chất giúp tăng tái tạo xương. MK7 chính là sự khác biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm chỉ bổ sung canxi khác, bởi ngoài tác dụng vận chuyển canxi vào tận xương, vào đúng nơi cần thiết, nó còn có tác dụng vận chuyển canxi ra khỏi chỗ không cần thiết.+ Giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giúp tăng tái tạo sụn khớp, sử dụng các sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
+ Thể dục thể thao, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, hạn chế các động tác xấu như bê vác nặng, lao động nặng nhọc,...+ Vật lý trị liệu, kéo giãn, chườm nóng, xông hơi,... cũng có tác dụng tốt, giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị, dự phòng tái phát.
+ Có thể sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, đai cột sống,... nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh
Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương - khớp. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích. Như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ. đi xe đạp nhẹ, chạy tại chỗ,...
Phòng bệnh đau xương - khớp
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (lưu ý bổ sung đủ canxi, vitamin C, vitamin D3, MK7)- Tránh béo phì
- Hạn chế làm việc nặng như bê vác nặng, gánh nặng,...
- Tránh chấn thương cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn
- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Điều trị sớm, đúng phương pháp các dị tật xương - khớp
- Tập thể dục thể thao, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, aerobic, yoga,...
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn đọc xin gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn hoặc gọi 19001259 ( giờ hành chính ).
Cơ Xương Khớp