Cấu tạo và hoạt động của hốc mũi

Hốc mũi có cấu tạo gồm các vách ngăn chia mũi thành hai phần khá đều nhau. Bên trong mũi có 3 xương cuốn mũi bám vào thành ngoài hốc mũi, chúng không bằng phẳng mà khá gồ ghề. Lớp niêm mạc bao phủ bên trong hốc mũi gồm nhiều mạch máu nhỏ và hệ thống lông chuyển (có lớp màng nhầy phủ bên trên). Các mạch máu nhỏ này có khả năng giãn nở rất lớn, khi không khí nóng thì mạch máu co lại và niêm mạc sẽ mỏng hơn, khi không khí lạnh thì mạch máu giãn ra khiến niêm mạc dày lên và khi đó không khí đi qua mũi sẽ lưu thông châm lại để được làm ấm lên. Các hoạt động này sẽ được điều khiển bởi mạng lưới thần kinh tự động ở mũi.

Tại sao bị ngạt mũi, khó thở?

Mũi không những có nhiệm vụ lưu thông không khí mà còn giúp lọc sạch, làm ẩm và ấm không khí trước khi đi vào đường hô hấp trên, phế quản, phổi.

Khi hốc mũi bị viêm nhiễm, dị ứng,.. khiến niêm mạc mũi bị phù nề thì sẽ bị ngạt mũi, khó thở. Khi đó, người bệnh thường rất khó chịu, phải thở bằng miệng với không khí không được làm sạch, ấm rất dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi.
Ngạt mũi, Khó thở - Nguyên nhân và cách khắc phục
 
Một số nguyên nhân thường gặp gây ngạt mũi, khó thở, đó là:
- Đầu tiên phải kể đến các bệnh viêm nhiễm như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng hoặc khi bị cảm cúm, dị ứng thời tiết,… Khi đó người bệnh sẽ bị ngạt mũi, khó thở, hắt hơi,…
- Tiếp theo là những tác động nào đó khiến cho niêm mạc mũi bị phù nề, nhất là cuốn mũi dẫn đến hốc mũi bị hẹp lại gây ngạt mũi, khó thở.
- Có thể có khối u, dị vật ở mũi như khối u nhỏ, Polyp mũi,… sẽ gây chèn ép dẫn tới ngạt mũi, khó thở kéo dài kèm theo chảy nước mũi, đau đầu,…
- Khi bị mũi bị lệch vách ngăn hoặc có cấu trúc bất thường sẽ cản trở sự thông thoáng, có thể bị phù nề, sưng tấy gây ngạt mũi, khó thở dai dẳng kèm theo các triệu chứng khác.

Cách khắc phục khi bị ngạt mũi, khó thở

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị khác nhau, nếu bệnh kéo dài cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có phác đồ diều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cần phải thực hiện 2 việc sau:

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối 0,9% dạng nhỏ hoặc xịt, 1-2 lần mỗi ngày.

- Khắc phục ngay tình trạng ngạt mũi, khó thở bằng thuốc xịt mũi chứa thành phần Xylomethazolin giúp co mạch, thông mũi, hết ngạt mũi kết hợp với Dexamethazon và Neomycin sulfat giúp chống viêm, giảm phù nề, ví dụ: thuốc xịt Hadocort D, … Có thể xịt tới 3-4 lần mỗi ngày nếu bị ngạt mũi nhiều hoặc kéo dài. Sản phẩm này rất phù hợp với người bị ngạt mũi, khó thở kéo dài và/hoặc có nguy cơ hoặc bị kèm theo tình trạng viêm nhiễm vùng mũi họng. Lưu ý: Không nên xịt thuốc này liên tục quá 10 ngày cho mỗi đợt điều trị.
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Tai mũi họng