1. Alzheimer là bệnh gì?

Những điều cần biết về căn bệnh Alzheimer

Alzheimer là một bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh bị thoái hóa, các tế bào não dần bị chết và không có khả năng phục hồi. Từ đó, gây ra tình trạng mất trí nhớ, giảm khả năng tư duy, ngôn ngữ của người bệnh. Alzheimer là căn bệnh thường gặp với người cao tuổi (khoảng từ 65 tuổi trở lên). Trung bình người bị bệnh Alzheimer có thể sống từ 8 – 10 năm kể từ thời điểm mắc bệnh.

Bệnh Alzheimer thường phát triển theo 7 giai đoạn từ nhẹ tới nặng, với các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng tăng dần như:

  • Thường xuyên gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện xảy ra gần đây
  • Không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới
  • Mức độ tập trung kém dần
  • Trí nhớ và khả năng tư duy suy giảm
  • Nhầm lẫn thời gian, địa điểm
  • Đặt sai và quên vị trí các đồ vật quen thuộc
  • Chức năng ngôn ngữ bắt đầu có những dấu hiệu bị ảnh hưởng như: giảm vốn từ vựng, khả năng nói viết không còn lưu loát
  • Khó phối hợp nhiều hành động cùng một lúc 
  • Hành vi thay đổi: dễ khó chịu, tính khí hung hăng,…
  • Mất dần khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, mặc quần áo, đi lại,… và cần có sự trợ giúp từ người nhà để thực hiện những thao tác này. 

Alzheimer là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh Alzheimer cũng có thể gặp một số biến chứng như: mắc kèm viêm phổi, nhiễm trùng; dễ bị ngã và gặp chấn thương. 

2. Bệnh Alzheimer có 40 -50% yếu tố di truyền

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer như: tuổi cao, chấn thương sọ não, mắc hội chứng down, ít vận động, ít thực hiện các hoạt động trí tuệ,… Trong đó, yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân khiến khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn. 

Bệnh Alzeimer có di truyền không và di truyền như thế nào?

Một nghiên cứu tại đại học Y Kansas – Mỹ đã cho thấy những bệnh nhân có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị mắc Alzheimer, thì khả năng người đó bị bệnh sẽ cao hơn. Cụ thể, nghiên cứu đã thực hiện trên 53 người đang mắc bệnh mất trí nhớ, có độ tuổi từ 60 trở lên. Trong đó, kết quả có 10 người có cha và 11 người có mẹ từng bị Alzheimer, và những người này có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với những người khác từ 4 – 10 lần. Theo đó, yếu tố di truyền sẽ khiến khả năng một người có thể mắc Alzheimer là 40 – 50%. 

Hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có hai nhóm gen ảnh hưởng tới việc một người có bị mắc bệnh Alzheimer hay không, đó là: nhóm gen nguy cơ và nhóm gen xác định. 

2.1. Nhóm gen nguy cơ

Đây là nhóm gen không chắc chắn sẽ gây ra bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, chúng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh này. Các loại gen trong nhóm này thường thấy đó là: APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2. 

Đặc biệt, cần lưu ý nhất là gen APOE-e4. Đây là loại gen phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những người mắc bệnh Alzheimer. Không chỉ vậy, APOE-e4 còn có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn và gây ra những dấu hiệu của bệnh Alzheimer.  

2.2. Nhóm gen xác định

Nhóm gen di truyền xác định này chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ khoảng chưa tới 1%. Tuy nhiên, đây là nhóm gen chắc chắn gây ra bệnh Alzheimer và rất nguy hiểm. Theo các nghiên cứu khoa học, nhóm gen xác định này có nguy cơ ảnh hưởng tới các tế bào bảo quản bộ não (microglia) và đặc biệt hơn là phản ứng của chúng với amyloid-beta. 

Amyloid-beta là một chất có trong bao mỡ màng của tế bào. Với người bị Alzheimer, chất này sẽ bong ra, vón lại và tạo thành vật cản giữa các tế bào thần kinh. Do đó, các tế bào không nhận được thông tin, gây chứng mất trí nhớ. 

Phản ứng giữa nhóm gen xác định với các chất kể trên sẽ gây suy giảm và làm chết các tế bào não, dẫn tới bệnh Alzheimer. Thông thường, những người có nhóm gen di truyền xác định này sẽ bắt đầu gặp các triệu chứng của bệnh Alzheimer khá sớm (từ 40 – 50 tuổi). 

Như vậy, nếu có 1 trong 2 nhóm gen trên, thì khả năng bệnh Alzheimer sẽ bị di truyền cao hơn giữa những người cùng trong gia đình với nhau. 

3. Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả

Phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh Alzheimer? Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết để có thể ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này. 

3.1. Duy trì não bộ hoạt động lành mạnh 

Bạn nên rèn luyện các thói quen tốt cho não bộ, giúp đẩy lùi bệnh Alzheimer như:

  • Làm việc khoa học.
  • Ưu tiên các hoạt động cần tư duy, phân tích logic. 
  • Luyện trí não với các hoạt động như: đố chữ, cờ vua, cờ tướng, một số trò trí tuệ, đọc sách báo thường xuyên,…
  • Học một ngôn ngữ thứ 2. 
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp não bộ được nghỉ ngơi, phục hồi. Trong khi ngủ não bộ cũng sẽ dọn bớt amyloid-beta. 
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng. 

Việc duy trì não bộ được hoạt động logic, tư duy thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ các mảng amyloid tích tụ trong não, từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý bảo vệ khu vực đầu cẩn thận, tránh các chấn thương.

3.2. Có chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo hướng tích cực, tốt cho sức khỏe

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer. Bạn nên ưu tiên ăn nhiều trái cây, rau xanh, cây họ đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer đó là những thực phẩm giàu dưỡng chất, ít chất béo bão hòa, chất béo trans và natri. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu đỏ, cà phê, không hút thuốc lá,… 

3.3. Rèn luyện thể lực hàng ngày

Bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như: đi bộ, chạy bộ, yoga… Khi cơ thể được vận động, máu trong cơ thể sẽ lưu thông lên não tốt hơn. Từ đó, các tế bào não sẽ được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng. Mạch máu não cũng tăng khả năng kết nối với nhau hơn và kích thích khả năng nhận thức, tư duy. 

3.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Sử dụng sản phẩm bổ trợ bảo vệ thần kinh để ngừa Alzheimer

Song song với những thói quen sinh hoạt khoa học, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, phòng ngừa bệnh Alzheimer gồm các thành phần như:

  • Cao Blueberry lành tính, có tác dụng giảm sự lão hóa của các tế bào, ổn định huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, giúp dây thần kinh não bộ hoạt động bình thường. 
  • Ginkgo Biloba làm tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa gốc tự do. Từ đó, góp phần làm hệ thần kinh não bộ khỏe mạnh hơn. 
  • Chondroitin giúp hàn gắn các màng dây thần kinh. 

Ngoài ra, sản phẩm cũng nên chứa thêm các chất như Pyridoxine, vitamin B2, Fursultiamine,… nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh trung ương. Nhìn chung, loại sản phẩm hỗ trợ này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm sự lão hóa của tế bào não, hỗ trợ bảo vệ thần kinh. Do đó, đây là một phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh Alzheimer. 

Bệnh Alzheimer hoàn toàn có khả năng di truyền tương đối cao, nhưng nếu biết cách phòng ngừa từ sớm, cũng như nắm được các phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất thì đây không phải là bệnh “nan y” như bấy lâu nay chúng ta vẫn nghĩ.

Bài viết liên quan:

Nếu còn thắc mắc về bệnh Alzheimer có di truyền không? - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé. 

Alzheimer