1. Các giai đoạn của bệnh Alzheimer

Alzheimer là một bệnh lý nghiêm trọng của não bộ gây ra tình trạng giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy. Bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn với các triệu chứng khác nhau, mức độ nghiêm trọng tăng dần. 

7 giai đoạn bệnh Alzheimer theo mức độ nghiêm trọng dần

Bệnh Alzheimer gồm 7 giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu

Trong giai đoạn đầu tiên này, người bệnh gần như không có dấu hiệu gì bất thường. Họ vẫn khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về trí nhớ hay các chức năng khác. Do đó, rất khó để phát hiện người mắc bệnh Alzheimer trong giai đoạn này. 

1.2. Giai đoạn 2: Suy giảm trí nhớ rất nhẹ

Giai đoạn này, người bệnh sẽ có những biểu hiện hay quên từ ngữ, các tên gọi quen thuộc, vị trí để một số đồ vật thường ngày. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, tuy nhiên mức độ lúc này rất nhẹ, biểu hiện không quá rõ ràng. Thậm chí nếu đi khám, người bệnh vẫn làm tốt các bài test nên rất khó phát hiện.  

1.3. Giai đoạn 3: Suy giảm trí nhớ nhẹ

Người bệnh Alzheimer trong giai đoạn 3 thường có biểu hiện rõ ràng hơn, những người thân xung quanh và bác sĩ sẽ có thể phát hiện dấu hiệu suy giảm nhận thức qua một số biểu hiện: 

  • Gặp khó khăn khi tìm kiếm tên hoặc từ ngữ.
  • Khả năng ghi nhớ các thông tin mới rất kém, chỉ nhớ được ít dữ liệu hoặc không nhớ được.
  • Thường làm mất đồ.
  • Hiệu quả trong công việc giảm dần. 

1.4. Giai đoạn 4: Suy giảm trí nhớ vừa

Giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh Alzheimer xuất hiện rõ ràng hơn với mức độ nghiêm trọng tăng lên. Một số biểu hiện thường gặp của người mắc Alzheimer giai đoạn 4 là:

  • Khả năng nhận thức các vấn đề, sự kiện xung quanh cuộc sống suy giảm.
  • Khả năng tính toán, tư duy kém đi.
  • Không nhớ được một số thông tin về bản thân mình.
  • Không làm được nhiều việc phức tạp cùng một lúc. 
  • Có thái độ thờ ơ trong việc giao tiếp, tư duy.  

1.5. Giai đoạn 5: Suy giảm trí nhớ hơi nặng

Từ giai đoạn 5 trở đi, người bệnh mắc Alzheimer bắt đầu cần có sự giúp đỡ từ người thân trong một số hoạt động thường ngày như: chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện. Lúc này, các khoảng trống trí nhớ ngày càng lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này người bệnh vẫn có thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân bình thường và nhớ được người thân. 

1.6. Giai đoạn 6: Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng

Giai đoạn 6 của bệnh Alzheimer là lúc bệnh tình tương đối nghiêm trọng. Chúng ta sẽ thấy rõ sự thay đổi của người bệnh không chỉ về trí nhớ, tư duy mà cả tính cách. Một số biểu hiện có thể thấy ở bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn này là: đi lạc, mất kiểm soát khi đi vệ sinh, không nhớ được người thân xung quanh, không nhớ tiểu sử bản thân,… Lúc này, người bệnh cần được giúp đỡ trong vấn đề sinh hoạt thường ngày nhiều hơn. 

1.7. Giai đoạn 7: Giảm trí nhớ rất nghiêm trọng

Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối sẽ khiến bệnh nhân mất đi hoàn toàn khả năng giao tiếp, phản ứng với môi trường xung quanh, thực hiện các hoạt động ăn uống, vệ sinh cá nhân thường ngày. Khi tới giai đoạn này, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

2. Dấu hiệu bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có biểu hiện như nào?

Một số dấu hiệu nhận biết của người bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đó là:

  • Mất nhận thức về môi trường xung quanh.
  • Lặp đi lặp lại 1 câu hỏi.
  • Không còn khả năng ăn uống, tự ngồi, đi lại, đi vệ sinh và cần sự giúp đỡ từ người thân. 
  • Không giao tiếp được và tránh né tương tác xã hội.
  • Tính cách thay đổi, thường dễ lo lắng, nóng nảy hơn.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc cảm lạnh. 

3. Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối điều trị thế nào?

Khi đã ở giai đoạn cuối, người mắc Alzheimer không còn nhiều thời gian cũng như hiệu quả điều trị gần như không có. Do đó, mục tiêu điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối nhằm tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu, giảm nhẹ áp lực cho người bệnh. 

Bởi người mắc bệnh Alzheimer thường ở độ tuổi khá cao, hơn nữa những biện pháp điều trị khoa học phức tạp có thể khiến họ mệt mỏi, căng thẳng hơn. Vì vậy, lúc này việc quan tâm và chăm sóc bệnh nhân bị Alzheimer giai đoạn cuối chính là phương pháp điều trị tốt nhất. 

4. Chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Vậy khi chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối cần lưu ý gì? Cùng điểm qua một số vấn đề bạn cần lưu ý dưới đây nhé:

4.1. Di chuyển người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể không di chuyển được và phải ngồi xe lăn. Khi giúp đỡ bệnh nhân di chuyển bạn nên:

  • Đưa cho người bệnh 1 vật gì đó để cầm nắm, bám vào đó giúp di chuyển dễ hơn.
  • Hãy đứng về bên cơ thể yếu hơn của bệnh nhân để hỗ trợ họ di chuyển.
  • Cứ khoảng 2 tiếng, bạn nên di chuyển bệnh nhân tới một vị trí khác. 
  • Bước từng bước nhỏ để di chuyển người bệnh, tránh vận động mạnh đột ngột. 
  • Để người bệnh tựa vào mình càng sát càng tốt.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ người mắc Alzheimer đôi lúc có thể gặp khó khăn. Do đó, nếu cảm thấy không đủ sức, bạn không nên di chuyển bệnh nhân, tránh làm cả người bệnh và mình bị thương. 

4.2. Chăm sóc bữa ăn của người bệnh Alzheimer

Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối không những mất đi khả năng tự ăn mà còn gặp vấn đề như: khó nuốt, chán ăn nên rất dễ bị thiếu dưỡng chất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Với chế độ ăn của người bệnh Alzheimer giai đoạn này, bạn nên:

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
  • Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ăn vặt, đồ có cồn. 

Ngoài ra, khi cho bệnh nhân ăn, bạn cũng nên lưu ý:

  • Cho ăn cùng một giờ mỗi ngày.
  • Khi ăn cần ngồi thẳng suốt bữa và 20 phút sau khi ăn xong. 
  • Tạo không gian ăn uống yên tĩnh.
  • Cho người bệnh ăn từng món một, để họ nhai và nuốt từng miếng, không nên giục hay ép họ ăn. 
  • Vuốt nhẹ phần cổ bệnh nhân từ trên xuống đồng thời nhắc họ nuốt thức ăn. 
  • Thức ăn nên được chế biến mềm, nhỏ để dễ nuốt, tránh dùng ống hút khi cho người bệnh ăn. 

4.3. Chăm sóc da cho người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Người bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối do mất khả năng di chuyển nên có thể phải nằm một chỗ lâu, dẫn đến tình trạng lở loét da. Lúc này, để hạn chế, phòng ngừa tình trạng trên bạn nên:

  • Dùng các loại lót, nệm giúp giảm nhẹ tình trạng loét da.
  • Thường xuyên kiểm tra các bộ phận trên cơ thể người bệnh nhất là hông, mông vai,… để phát hiện và xử lý kịp thời nếu bị loét. 
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ, vận động tay chân cho bệnh nhân mắc Alzheimer.
  • Không để da người bệnh bị khô, nứt nẻ. 

4.4. Để ý dấu hiệu co giật của bệnh nhân

Trong một số trường hợp, người bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể bị co giật ở tay, chân hoặc toàn cơ thể. Khi thấy người bệnh có dấu hiệu này, bạn cần đưa bệnh nhân tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ xử lý, giúp giảm nhẹ tình trạng này. 

Các biện pháp điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối gần như không còn tác dụng. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh, người bệnh Alzheimer cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh có các thành phần:

  • Ginkgo biloba làm tăng chức năng tuần hoàn máu não, bảo vệ tế bào mô não khi thiếu oxy, bảo vệ hệ thần kinh.
  • Cao Blueberry giúp các dây thần kinh hoạt động bình thường, giảm sự lão hóa của tế bào não. 
  • Chondroitin giúp hàn gắn các màng dây thần kinh.
  • Cùng với đó là các tiền vitamin B1, B2, B6, những dưỡng chất cần thiết cho não bộ như Pyridoxine, Fursultiamine sẽ góp phần cung cấp chất dinh dưỡng và hạn chế tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Loại sản phẩm này sẽ góp phần làm chậm quá trình phát triển bệnh, cũng như bổ sung tăng cường dưỡng chất cho não bộ của người bệnh Alzheimer.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh Alzheimer giai đoạn cuối. Từ đó, có cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân hợp lý nhất.

Bài viết liên quan:

Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh Alzheimer giai đoạn cuối, hãy gọi tới 19001259 hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư điện tử songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia hỗ trợ (miễn phí).

Alzheimer