Tuy vậy, vẫn còn đầy rẫy những lầm tưởng, thậm chí sai sách khi bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể, để rồi mỗi sai sách đó đều gây ra những hệ lụy đối với sức khỏe của chúng ta.

Cần Canxi đều “như cơm bữa” nhưng lại để “đói mới cho ăn”

Sai sách kinh điển nhất mà đại đa số chúng ta mắc phải là cứ chờ tới lúc cơ thể thiếu Canxi mới bổ sung. Trong khi cơ thể của chúng ta cần Canxi hằng ngày, trong suốt các giai đoạn của cuộc sống.

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg Canxi, nhu cầu Canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em từ khi sinh ra tới tuổi dậy thì, phụ nữ lúc mang thai và cho con bú. Đặc biệt trẻ trong giai đoạn vàng phát triển như tuổi dậy thì, nhu cầu Canxi lên tới 1.300mg, người lớn trên 51 tuổi cũng cần tới 1.200mg Canxi mỗi ngày.

Canxi – nguyên tố đứng thứ 5 trong danh sách các chất vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể, bởi vậy thiếu đi dưỡng chất này, đồng nghĩa cơ thể sẽ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.

Hậu quả của việc để cơ thể thiếu Canxi đầu tiên phải chỉ ra là chức năng nâng đỡ, tạo hình bị ảnh hưởng, bởi các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể, giúp cho người có tư thế đứng thẳng. Lúc này Canxi không đủ, tư thế đứng bị xiên vẹo, chân vòng kiếng, dáng không thẳng…Hậu quả này xảy ra ngay từ khi còn nhỏ, nếu cơ thể trẻ bị thiếu Canxi trong suốt thời gian dài.

Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu Canxi, chức năng vận động ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi, đó là triệu chứng đau nhức, tê buồn ở các ống xương dài, cẳng tay, cẳng chân… giảm khả năng vận động, lao động, giảm chất lượng sống, gây bệnh loãng xương ở tuổi trung niên.

Thêm hậu quả nữa khi để cơ thể bị bỏ đói Canxi sẽ gây hạ Canxi trong máu, nhẹ thì dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở.

Không những thế, nếu cơ thể thiếu Canxi, sức bền của mỗi người sẽ giảm trông thấy, điển hình là chứng hụt hơi khi phải đi bộ, leo cầu thang, thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…

Cung cấp nhiều Canxi nhưng “không đến nơi đến chốn”

Sai sách thứ hai thường gặp khi bổ sung Canxi cho cơ thể chính là tình trạng cung cấp nhiều Canxi nhưng kiểu “đem con bỏ chợ”. Bởi mục đích bổ sung Canxi hằng ngày là để 99% dưỡng chất này đưa tới đích cuối cùng là xương, răng, 1% Canxi sẽ ở lại trong máu để duy trì tính linh hoạt của cơ thể con người.

Nhưng sai lầm việc bổ sung Canxi không đến nơi đến chốn là chỉ biết bổ sung Canxi, miễn là vào cơ thể, còn Canxi có đến đúng đích hay “lạc trôi” ở đâu lại chưa hề được mọi người để ý.

Hậu quả của việc dư thừa Canxi hay Canxi không đi đến đích thực sự đáng sợ không kém so với bổ sung thiếu. Đầu tiên Canxi dư thừa sẽ bám lại ở ruột và gây táo bón, gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người giad, chưa kể Canxi ơ lửng rồi lắng đọng tại các mô mềm, thành mạch, gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, gây sỏi thận, rồi cách bệnh lý về tim mạch…

Cách bổ sung Canxi để không mắc những “sai sách” điển hình

Bổ sung Canxi hằng ngày theo nhu cầu từng độ tuổi

Canxi –dưỡng chất quyết định sức khỏe bộ xương của chúng ta, nhưng rất tiếc cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ ngoài vào bằng nhiều cách. Bản thân mỗi người cần chủ động cung cấp dưỡng chất này từ khẩu phần ăn hằng ngày và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Không đợi khi cơ thể thiếu  mới cung cấp Canxi, cũng như không chờ tới tuổi trung niên, khi xương khớp đau nhức, khi có những biểu hiện của bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống, mới vội vàng bổ sung Canxi cho cơ thể.

Theo PGS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tim thận, khớp nội tiết, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, hãy chăm sóc sức khỏe xương từ khi còn trong bụng mẹ, nếu muốn có dáng chuẩn ở tuổi dậy thì, đạt khối lượng xương đỉnh khi đến tuổi trưởng thành, và tránh được các bệnh xương khớp, đặc biệt là loãng xương khi về già.

Bổ sung Canxi đến nơi đến chốn

Nhiều người nghĩ rằng Canxi cứ bổ sung bao nhiêu thì xương sẽ nhận được bấy nhiêu, nhưng hành trình của Canxi đầu tiên sẽ vào ruột, phải nhờ tới Vitamin D3 thì Canxi mới được hấp thu vào máu. Thường chúng ta thấy khi bổ sung Canxi, các chuyên gia luôn khuyến cáo phải kèm Vitamin D3. Nhưng để Canxi vào tới tận xương thì cần phải có dẫn chất quan trọng đó là MK7 (một loại Vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc tự  nhiên, được tìm thấy nhiều trong món đậu tương lên men Natto của Nhật).

Theo phân tích của giáo sư đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe xương, GS, TSKH Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội đã chỉ ra, chúng ta chỉ nói tới bổ sung Canxi khi chữa các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa, thoát vị, nhưng lại quên mất Canxi có bổ sung nhiều tới mấy mà không có Vitamin D thì cũng không vào được cơ thể. Nhờ có Vitamin D, Canxi vào được máu, nhưng nếu không có MK7 thì Canxi cũng chẳng tới được đích là xương, thậm chí còn lơ lửng rồi lắng đọng tại các mô mềm, thành mạch, gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, gây sỏi thận, táo bón….

Nếu bổ sung Canxi “sai sách” không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như các chuyên gia đã cảnh báo. Bởi vậy bổ sung Canxi (nên chọn Canxi dạng nano) luôn phải đi kèm 2 dẫn chất là Vitamin D3 và MK7.

Xem thêm:

1. Tìm bộ 3 Canxi Nano, Vitamin D3, MK7 trong sản phẩm chăm sóc xương nào?
2. Xương vững chắc nhờ “kiềng 3 chân” dưỡng chất Canxi, Vitamin D3, MK7
3. Bổ sung Canxi đạt chuẩn “3Đ” – Đúng cách – Đủ lượng - Đều đặn

Để được bác sỹ tư vấn trực tiếp về sản phẩm cũng như các vấn đề liên quan tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Bạn đọc xin gọi 19001259 ( giờ hành chính ) hoặc gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn

Cơ Xương Khớp