Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân:
- Tai nạn giao thông, đây là nguyên nhân thường gặp nhất- Tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt,...
- Ngã, bị đánh bằng vật cứng,...
- Các bệnh lý xương - khớp như loãng xương, viêm xương, u xương, viêm khớp dạng thấp, xương thủy tinh,...
- Thời chiến có thể gặp nứt xương do hỏa khí, do sức ép của bom, mìn.
Biểu hiện nứt xương
- Đau, đây là biểu hiện thường gặp nhất và dễ thấy nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp nứt xương kín đáo, có thể không đau, chỉ đau khi vận động hoặc ấn vào.- Hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn vận động chỗ vị nứt xương.
- Tại chỗ có thể thấy sưng nề, bầm tím, biến dạng,....
- Chụp X quang: Để chẩn đoán xác định nứt xương thường căn cứ vào phim X quang, trên phim thấy hình ảnh khe sáng làm mất tính liên tục của thành xương, hai đầu xương không di lệch.
Quá trình hồi phục sau nứt xương
Nứt xương chính là một dạng của gãy xương, nên quá trình hồi phục cũng giống như quá trình hồi phục sau gãy xương. Quá trình này rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố.- Giai đoạn đầu, còn gọi là pha viêm: Xuất hiện sớm, ngay sau khi xương bị nứt, kéo dài trong 3 tuần. Tại vị trí nứt xương, các nguyên bào sợi hình thành và tạo ra collagen.
Để giúp cho quá trình liền xương được tốt, hạn chế các di chứng, đặc biệt là hạn chế nguy cơ xương nứt nặng hơn, ở giai đoạn này cần đến cơ sở y tế uy tín và thực hiện các biện pháp như:
+ Bất động hoàn vị trí nứt xương. Nói chung, nứt xương chỉ cẩn dùng nẹp bột, máng bột, đai cố định hoặc nẹp bất động bằng kim loại. Trường hợp nứt ở các xương lớn và chịu lực nhiều như xương đù, xương chậu, cột sống,... cần phải bất động bằng bó bột, đai cố định hoặc phẫu thuật kết hợp xương.
+ Xử trí tốt vết thương tại vị trí nứt xương (nếu có), tránh nhiễm trùng
+ Phục hồi các mạch máu bị tổn thương, đảm bảo cung cấp máu tốt cho xương.
- Giai đoạn hai là giai đoạn tạo can xương: Can xương mềm được tạo ra nhờ sự biến đổi từ tổ chức hạt sang tổ chức canxi hoá tạm thời, bao gồm các nguyên bào xương và nguyên bào sụn cùng hệ thống các sợi collgen. Can ở giai đoạn này khá mềm và rất dễ bị tổn thương.
Can xương mềm tiếp tục phát triển, các tế bào sụn cùng hệ thống sợi collagen lắng đọng canxi tạo môi trường cho các tế bào gốc đi vào biến đổi thành các nguyên bào xương, các tế bào này biến đổi sụn đã khoáng hóa thành các bè xương cứng.
Ở giai đoàn này, để thúc đẩy nhanh quá trình can xương, có thể cung cấp các vitamin và dưỡng chất giúp tăng tái tạo xương và phát triển sụn như: Canxi, vitamin D3, MK7, chondroitin, Collagen, các khoáng chất thiết yếu như magie, kẽm, đồng, boron, silic, mangan, ... Lúc này, giải pháp tốt nhất là sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng dạng viên uống, mỗi viên có chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đã kể ở trên.
- Giai đoạn sửa chữa hình thể can:
Quá trình này kéo dài từ một đến vài năm, trả lại cho xương cấu trúc tổ chức học của nó. Sự sửa chữa được thực hiện bởi các tế bào xương là tạo cốt bào và hủy cốt bào. Quá trình này diễn ra theo một trình tự được lặp đi lặp lại.
Ở giai đoạn này, tiếp tục cung cấp các vitamin và dưỡng chất giúp tăng tái tạo xương. Đặc biệt là canxi, vitamin D3 và MK7, các khoáng chất thiết yếu như magie, kẽm, đồng, boron, silic, mangan, ... để duy trì quá trình tạo xương, giúp xương chắc khỏe.
- Giai đoạn hồi phục hình thể xương như ban đầu:
Kéo dài từ một đến nhiều năm. Hình thể xương phục hồi hoàn toàn ở trẻ em, nhưng ở người trưởng thành không thể hồi phục như hình thể ban đầu.
Giai đoạn này, vẫn cần cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp tăng tái tạo xương. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp luyện tập thể dục thể thao, phục hồi chức năng, đảm bảo phục hồi tốt chức năng của xương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương, bao gồm các yếu tố tại chỗ và toàn thân.Các yếu tố tại chỗ:
- Mức độ chấn thương tại chỗ: Nứt xương mà bị chấn thương tại chỗ nhiều, các tổ chức phần mềm quanh xương bị tổn thương nhiều thì liền xương chậm.
- Mức độ mất xương: Mất chất xương hoặc bị kéo quá nhiều sẽ chậm liền.
- Mức độ bất động: Nắn nhiều lần, bất động kém thì không tạo được các cầu ở can xương bên ngoài, sẽ chậm liền.
- Nhiễm khuẩn: Nếu nứt xương mà bị nhiễm khuẩn, thì liền xương sẽ chậm hoặc không liền.
- Các bệnh lý tại chỗ: Nứt xương do loãng xương, u xương, bệnh Paget, bệnh loạn sản xơ,...liền chậm, thậm chí không liền xương.
- Tình trạng vô mạch: Bình thường xương liền được là nhờ mạch máu từ hai đầu gãy. Nếu một đầu gãy không có mạch nuôi, bị hoại tử vô mạch thì xương nhờ các vi quản từ đầu gãy còn sống. Nếu cả hai đầu đều bị vô mạch thì rất khó liền.
- Nứt xương nội khớp: Dịch khớp có chứa fibrinolysin là tiêu máu tụ, làm chậm thì đầu của liền xương, do đó nứt nội khớp sẽ khó liền hơn là ngoại khớp.
Các yếu tố toàn thân:
- Tuổi: Tuổi trẻ rất nhanh liền, tuổi càng cao càng khó liền xương.
- Các hormone và khoáng chất
+ Corticosteroid, hormone vỏ thượng thận, qua thực nghiệm và lâm sàng cho thấy ức chế sự liền xương.
+ Hormone tăng trưởng là một yếu tố giúp liền xương.
+ Các hormone khác qua thực nghiệm cho thấy hormone giáp trạng, insulin, vitamin A, vitamin D liều sinh lý, các hormone đồng hóa,… có tác dụng giúp liền xương nhanh.
+ Thiếu canxi, thiếu vitamin D, còi xương,.... đều làm chậm quá trình liền xương.
+ Chondroitin, Magie, Mangan,... có tác dụng giúp nhanh liền xương
Kết luận
Nứt xương là một dạng gãy xương không di lệch. Nói chung điều trị khá đơn giản, chỉ cần bất động tốt thì liền nhanh chóng và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu bất động không tốt, có thể làm xương nứt nhiều hơn, có nguy cơ gãy di lệch.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của xương sau nứt xương. Việc bổ sung canxi, vitamin D, MK7 và các dưỡng chất giúp tăng tái tạo xương đều có tác dụng giúp nhanh liền xương.
Cơ Xương Khớp