Có rất nhiều yếu tố giúp dự phòng và kiểm soát bệnh loãng xương hiện nay, nhưng không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của dinh dưỡng. Đây là ý kiến thống nhất của tất cả các chuyên gia, bác sĩ tại Hội thảo khoa học Dự phòng và kiểm soát loãng xương vừa diễn ra tại Hà Nội, ngày 25/5/2017.
 
Ths - Bs Lê Thị Hải phát biểu tại buổi hội thảo
Ths - Bs Lê Thị Hải phát biểu tại buổi hội thảo
 

Để cụ ông 75 tuổi không loãng xương, hãy phòng từ khi cụ ở trong bụng mẹ


Theo GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, để phòng chống loãng xương hiệu quả cho cụ ông 75 tuổi, hãy bắt đầu từ khi cụ ông còn trong bụng mẹ. Nói cách khác, phòng chống loãng xương theo chu kỳ vòng đời từ bào thai tới lúc về già. Thay vì để đến khi bắt đầu bị mới chữa trị thì loãng xương có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn, khẩu phần dinh dưỡng hợp lý.

Loãng xương đang trở thành căn bệnh “gánh nặng” của mỗi gia đình, mỗi quốc gia hiện nay. Các nghiên cứu về bệnh lý này cho thấy, loãng xương xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng khác nhau, ở trẻ nhỏ bệnh loãng xương chính là biểu hiện còi xương chiếm tới 90%, là suy dinh dưỡng chiếm tới 50%. Phân loại loãng xương gồm có loãng xương tiên phát, loãng xương thứ phát và loãng xương ở trẻ nhỏ.

Nếu đã để bị loãng xương, đặc biệt là hậu quả gãy xương thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nên cách tốt nhất là dự phòng loãng xương từ sớm.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội, tình trạng loãng xương ở VN là cứ 5 nam thì 1 người bị loãng xương, trong khi cứ 3 nữ thì đã có 1 người bị loãng xương.

Chi phí nằm viện do loãng xương chiếm tới gần 14 tỷ USD mỗi năm, chỉ kém mỗi chi phí bệnh tim mạch. Bệnh loãng xương gây đau đớn đã đành, từ đó sinh ra các bệnh lý khác, chẳng hạn người bị loãng xương dễ bị trầm cảm do không vận động, phải nằm một chỗ thời gian dài. Bên cạnh đó, loãng xương còn gây suy hô hấp vì bộ xương sườn là nơi bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta nhưng lại chính là nơi dễ bị loãng nhất, chiếm tới 50% tỷ lệ gẫy cổ xương đùi trên toàn thế giới. Xương sườn là phần xương xốp, dễ bị giảm mật độ hơn so với ở phần xương đặc. Khi một xương bị gãy, nguy cơ các xương khác bị gãy luôn rình rập.
 

Chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý phòng ngừa loãng xương


Có rất nhiều yếu tố giúp chúng ta phòng ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương, nhưng không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của dinh dưỡng, PGS.TS Đào Ngọc Diễm, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa chỉ rõ.

Nhưng cụ thể xương cần nhưng dưỡng chất nào để không bị loãng, để chắc khỏe, dẻo dai? Giáo sư Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội cho biết, nhất thiết phải chăm sóc và bảo vệ xương cho cả gia đình, tức là từ nhỏ đến trưởng thành tới già, câu chuyện này nhắc đi nhắc lại không thừa, bởi đây là câu chuyện của thời hiện đại. Nhắc tới loãng xương, chúng ta chỉ nói tới Canxi, nhiều người nhớ đến phải bổ sung kèm Vitamin D3 là rất tốt, nhưng chưa đủ, vì cần phải có cả MK7, một loại Vitamin k2 từ tự nhiên. Bởi “Nếu không có MK7 thì Canxi sẽ đi vào mọi nơi bất kỳ, và dù có Vitamin D thì Canxi vẫn sẽ chống lại bạn”, GS Hoàng Tích Huyền khuyên cáo.

Lý giải điều này, GS. Hoàng Tích Huyền chỉ rõ, ngày nay bổ sung Canxi dạng nano đã giúp tăng khả năng hấp thu, đồng thời nhờ Vitamin D3 cũng chỉ giúp đưa Canxi vào đến máu, trong khi đích đến cuối cùng là xương. Nếu không có hoạt chất nào dẫn đường để đưa Canxi “về đến chốn” thì Canxi sẽ đi lạc đến các mô mềm, mạch máu gây vôi hóa.
 
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học: Hoàng Tích Huyền tại buổi hội thảo
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học: Hoàng Tích Huyền tại buổi hội thảo

Ngoài ra, GS. Hoàng Tích Huyền còn nhấn mạnh tới vai trò của các vi chất khác như Mg, K, Si, Boron, Kẽm, Đồng, Mn, Chondroitin…thậm chí rất nhiều người trong ngành bỏ qua các vi chất này khi chăm sóc sức khỏe xương ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Sức khỏe xương phụ thuộc vào hai yếu tố là mật độ xương và chất lượng xương, trong khi đó MK7 đảm bảo được cả hai yếu tố này, vì MK7 tăng cường sức khoẻ xương, phòng ngừa loãng xương bằng cách kích hoạt các Osteocalcin, để tối ưu cách gắn Canxi cho cấu trúc xương, và tăng lượng Collagen trong xương.
 
Giáo sư Hoàng Tích Huyền nhấn mạnh tầm quan trọng của MK7 với sức khỏe của xương
Giáo sư Hoàng Tích Huyền nhấn mạnh tầm quan trọng của MK7 với sức khỏe của xương

Đồng quan điểm với GS. Hoàng Tích Huyền, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy nhấn mạnh vai trò to lớn của MK7 trong việc bảo vệ xương, hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát loãng xương rất tốt. Không những thế MK7 còn đảm nhận vai trò giảm thiểu tối đa rủi ro của việc dư thừa Canxi trong cơ thể.

Mà theo như GS. Hoàng Tích Huyền, khi Canxi thích gắn với mô mềm, vào mạch máu như đông mạch vành tim, thận, tĩnh mạch, hơn là gắn vào xương của bạn, gây ra nhiều phiền hà như nhiều bệnh xương khớp, vôi hoá mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch, vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hoá các mô liên kết, tạo vết nhăn…

Năm 2017 là năm thứ 3 Hội Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức tháng dinh dưỡng với chủ đề Dinh dưỡng và vận động hợp lý để phòng chống loãng xương. Và để thực hiện thành công điều đó, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này đều khẳng định vai trò to lớn của dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt bộ ba dưỡng chất Canxi nano, Vitamin D3 và MK7.
 
Nếu bạn đọc có thắc mắc việc bổ sung dinh dưỡng để phòng và kiểm soát loãng xương, hãy gọi 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia & bác sĩ tư vấn miễn phí!