Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, điều cần thiết là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao của trẻ có rất nhiều, thì chỉ riêng yếu tố di truyền là không thể can thiệp, thay đổi được, nhưng chỉ chiếm khoảng 20%. Còn lại phải kể tới vai trò của chế độ dinh dưỡng là quan trọng nhất, đặc biệt với những đất nước đang trong thời kỳ phát triển như Việt Nam, thì chế độ đinh dưỡng đóng góp tới 32% để phát triển chiều cao của trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao còn lại là luyện tập thể dục, thể thao; chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý. Một đứa trẻ muốn cao lớn, các bậc phụ huynh cần chú ý tới nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao đầu tiên chính là chế độ dinh dưỡng.
Một đứa trẻ muốn cao lớn, đầu tiên chế độ dinh dưỡng phải cung cấp đủ năng lượng, sau đó phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới có thể lớn được. Chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo và các vitamin khoáng chất.
Chất đạm, chất đường rất quan trọng để cung cấp năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động hằng ngày, bên cạnh đó là chất béo không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ, bởi đây là dung môi để hòa tan các vitamin, chẳng hạn như vitamin D, rồi vitamin A vừa tăng sức đề kháng cho trẻ và hỗ trợ phát triển chiều cao, đây là những vitamin muốn hấp thu vào trong cơ thể thì cần có chất béo làm môi trường hòa tan.
Ngoài ra, các vi chất không thể thiếu chính là nhân tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ đó là canxi, sắt, kẽm, vitamin D… Canxi là thành phần chủ yếu cấu thành nên khung xương, nhưng để hấp thu vào cơ thể được thì cần có vitamin D để vào trong máu, sau đó để và tận đích là xương, canxi cần có MK7 dẫn đường. Nếu không có vitamin D và MK7, lượng canxi đưa vào cơ thể chỉ hấp thu được không đáng kể.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ nữa phải kể đến chính là việc luyện tập thể dục thể thao chiếm tới 20% nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao cho trẻ.
Tuy nhiên, để nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chiều cao này phát huy hết tác dụng, các bậc cha mẹ cần lưu ý cho trẻ vận động phù hợp bằng việc tham gia các môn thể thao trẻ hứng thú, yêu thích, từ đó kích thích lớp sụn ở các đầu xương phát triển. Việc luyện tập, vận động quá mức khiến trẻ mệt mỏi, điều này vô tình làm cho đầu xương của trẻ bị đóng sớm, ảnh hưởng tới phát triển chiều cao của trẻ. Những môn thể thao phù hợp như bơi, đi bộ, đạp xe, cầu lông, bóng rổ thì vừa sức với trẻ nên phát triển chiều cao tốt.
Yếu tố thứ tư ảnh hưởng tới phát triển chiều cao của trẻ chính là một giấc ngủ khoa học. Mặc dù không đứng đầu trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền, luyện tập thể dục thể thao, nhưng giấc ngủ đối với phát triển chiều cao của một đứa trẻ lại đóng góp không nhỏ cũng tới khoảng 18%.
Nếu trẻ ngủ sâu và đúng giờ thì trẻ mới phát triển chiều cao tốt được. Khoảng thời gian hoocmon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất để phát triển chiều cao của trẻ là từ 10 tới 12 giờ đêm. Và nhiều bậc phụ huynh vẫn để con có thói quen đi ngủ muộn thì sẽ thấy chiều cao của trẻ chắc chắn khó vượt trội lên được.
Mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh là làm thế nào để con phát triển chiều cao vượt trội nhất. Bởi một đứa trẻ có chiều cao lý tưởng sẽ đồng nghĩa với lợi thế mọi mặt sau này. Chính vì vậy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ rất quan trọng, đồng thời với các biện pháp can thiệp an toàn, hiệu quả sẽ giúp trẻ đạt được tầm vóc mơ ước.