Bé còi xương sẽ khỏi hoàn toàn nếu có chế độ chăm sóc hợp lý, cụ thế là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với từng độ tuổi...câu hỏi đặt ra là bé còi xương nên ăn gì để cao lớn?
Bé bị còi xương thường đi kèm với suy dinh dưỡng, phương pháp điều trị vẫn là bổ sung vitamin D, canxi, kẽm …. cho trẻ, nhưng thực tế những dưỡng chất này có nhiều ở đâu? Bổ sung như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Và đối với bé còi xương thì cần chế độ ăn như thế nào?
Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa một đứa trẻ còi xương với một đứa trẻ còi cọc. Bé còi cọc cũng có thể kèm theo bị còi xương hoặc không, những trẻ này là bị suy dinh dưỡng, cả cân nặng và chiều cao đều thấp hơn so với chuẩn trung bình. Trong khi đó bé còi xương là do bị thiếu hụt vitamin D, khiến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi, phospho bị ảnh hưởng, thậm chí cả những bé bụ bẫm cũng mắc bệnh còi xương.
Nếu không được chăm sóc kịp thời và phù hợp, bệnh còi xương sẽ để lại biến chứng nặng nề, nguy hiểm cho trẻ. Chẳng hạn như thóp rộng, trán do, đầu bẹp cá trê; nặng hơn thì để lại những di chứng như cổ tay, cổ chân cong hình chữ X, chữ O, rồi răng mọc chậm; trường hợp nặng hơn nữa thì trẻ có thể bị co giật do nồng độ canxi trong máu hạ. Khi hệ xương bị ảnh hưởng, chức năng hô hấp của trẻ cũng bị hạn chế.
Tới 70% bé còi xương sẽ khỏi hoàn toàn nếu có chế độ chăm sóc hợp lý, cụ thế là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với từng độ tuổi. Bên cạnh việc thường xuyên bổ sung vitamin D cho bé bằng việc tắm nắng, câu hỏi đặt ra là bé còi xương nên ăn gì để cao lớn.
Cụ thể bé cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất là canxi, vitamin D, MK7 (Vitamin k2) và Kẽm. Những dưỡng chất này có thể tìm thấy dồi dào ở sữa và các chế phẩm từ sữa, thủy sản, thịt gà, cóc, cá, tôm, cua, trứng…
Bên cạnh đó, chế độ ăn đối với bé bị còi xương không thể thiếu rau xanh và các loại hoa quả. Bởi rau xanh và các loại củ quả cùng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp trẻ cao lớn và cung cấp nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh tăng cường hấp thu các vi chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kẽm.
Để vitamin D phát huy được hết vai trò của mình là hấp thu canxi, các bậc cha mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn của trẻ lượng dầu mỡ phù hợp. Vì nhiều vitamin trong đó có vitamin D cần phải có dầu mỡ làm dung môi hòa tan để làm dẫn chất đi vào cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ: từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ nhất để bé không bị còi xương. Từ 6 tháng tới 4 tuổi, bên cạnh các dưỡng chất không thể thiếu và chế độ ăn cần đối đầy đủ, mẹ cần bổ sung cho bé các chất tăng cường sức đề kháng là Sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS, chiết xuất thành tế bào nấm mem Immun Alpha, khi bé có sức đề kháng tốt thì sẽ tăng cường hấp thu các dưỡng chất để tránh được còi xương.
Đối với trẻ từ 5 tới 9 tuổi: đây là giai đoạn trẻ cũng rất dễ bị còi xương, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho xương là canxi, kẽm, magie, cùng các dẫn chất vitamin D và MK7. Đặc biệt cần bổ sung thêm Acid folic để giúp tăng khối lượng xương cho trẻ để không chỉ chống bệnh còi xương mà còn giúp trẻ cao lớn.
Với trẻ giai đoạn từ 10 tới 18 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển chiều cao tốc lực, nếu một chế độ ăn không cân đối, thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ bị còi xương giai đoạn quan trọng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao, vóc dáng tuổi trưởng thành.
Các dưỡng chất cần thiết phải bổ sung cho trẻ là các khoáng chất cần thiết cho hệ xương là canxi, kẽm, boron, mangan, magie, đồng; dưỡng chất giúp tăng khối lượng xương đỉnh là Acid folic, đặc biệt là Chondroitin sulfat giúp kích thích lớp sụn phát triển nhanh, nhờ đó giúp xương dài ra và trẻ cao nhanh.
Bé còi xương ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều để lại những hậu quả không tốt cho vóc dáng, sự phát triển chung của trẻ. Bé ăn gì để không bị còi xương, rồi bé còi xương ăn gì để hết còi xương và cao lớn, các bc bậc làm cha làm mẹ cần ghi nhớ một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vi chất cần thiết sẽ giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh, đạt tầm vóc tốt tối đa.