Từ 10 năm nay, bệnh loãng xương được coi là vấn đề sức khỏe mang tính toán cầu vì sức ảnh hưởng lớn của nó tới sức khỏe của người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ và đòi hỏi chi phí rất lớn về y tế của xã hội. Vậy, bệnh loãng xương là gì và cách phát hiện, điều trị ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
 
Bệnh loãng xương là gì ?

Loãng xương là gì?

Loãng xương, còn gọi là xốp xương hay thưa  xương, là một bệnh lý ảnh hưởng tới mật độ xương (còn gọi là khối lượng xương) và chất lượng của hệ thống xương (có thể hiểu là sự dẻo dai, khả năng chịu lực va đập của xương), khiến cho khả năng chống dỡ, chịu lực của xương bị giảm đi. Xương sẽ trở nên mỏng manh, giòn và dễ gãy, dễ lún, dễ xẹp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống cổ, cột sống lưng, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,…

Có thể nói đơn giản rằng loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và yếu đến mức rất dễ gãy, có khi chỉ do bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể tự nhiên gãy mà không do chấn thương.

Biểu hiện và biến chứng của loãng xương

  1. Loãng xương được coi là bệnh dịch âm thầm nhưng đang có xu hướng lan rộng khắp thế giới. Người ta ví loãng xương là một tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày chúng lấy dần canxi và các khoáng chất của cơ thể con người từ xương (ngân hàng dự trữ canxi), khiến cho mật độ xương ngày càng giảm. Đến khi cơ thể mất đi khoảng từ 30% khối lượng xương thì đã bị loãng xương, lúc này mới có thể xuất hiện những biểu hiện lâm sàng. Các biểu hiện thường gặp là:
  2. Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp.
  3. Đau thực sự ở cột sống, đau lan theo liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi,…)
  4. Gù lưng, giảm chiều cao

Biến chứng của loãng xương là rất nặng nề, đó là:

  1. Đau kéo dài do bị chèn ép dây thần kinh
  2. Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi.
  3. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống, sức khỏe và tuổi thọ của người cao tuổi.

Cách phát hiện sớm bệnh loãng xương

  1. Cần phát hiện sớm  và khắc phục các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ phát.
  2. Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu như đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (như xương cẳng chân, xương ống tay,…), đau mỏi cơ bắp, chuột rút, vọp bẻ, ….
  3. Đo mật độ xương định kỳ. Nếu mật độ xương T-Score ≤ -2,5 thì đã bị loãng xương. Nếu -1 ≥ T-Score ≥ -2,5 thì bạn đã bị tiền loãng xương

Nguyên tắc điều trị khi đã bị loãng xương 

Khi đã bị loãng xương, cần phải điều trị tích cực bằng cách:

Sử dụng thuốc điều trị loãng xương , thường dùng là các thuốc chống hủy xương  loại alendronate (như Fosamax), Canxitonin (như Miacalcic), nhằm tích cực ngăn chặc sự hủy xương và giúp cơ thể sử dụng tốt các “nguyên vật liệu” để duy trì và tái tạo khung xương tốt. Các thuốc này thường có giá thành khá cao, thời gian sử dụng kéo dài (hàng vài năm) và có khá nhiều tác dụng phụ.

Tăng tạo xương bằng sản phẩm chứa Canxi (tốt nhất là dạng nano), vitamin D3 và MK7 cùng đa dạng các khoáng chất. Sản phẩm này không phải chỉ dùng trong thời gian điều trị mà còn dùng kéo dài suốt quãng đời còn lại để phòng chống loãng xương quay trở lại.

Riêng với phụ nữ, nếu bị loãng xương thì ngoài việc sử dụng 2 nhóm sản phẩm trên còn phải bổ sung thêm Estrogen do đặc điểm của giới nữ và độ tuổi. Tốt nhất nên bổ sung bằng Estrogen thảo dược như EstroG-100 để vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Với những người chưa bị loãng xương , nhất là những ai đang bị tiền loãng xương hoặc loãng xương, cần luôn có ý thức phòng ngừa loãng xương cũng như tránh bệnh nặng thêm bằng cách:

Chế độ sinh hoạt, tập luyện thể thao thường xuyên, vân động ngoài trời, duy trì lối sống năng động, tránh xa các thói quen xấu như uống nhiều rượu, cà phê, thuốc lá,…

Chế độ ăn luôn đảm bảo đầy đủ Protein (chất đạm), khoáng chất đặc biệt là Canxi. Nếu chế độ ăn không thể đủ từ 1.000 -1.200mg Canxi mỗi ngày (tương đương 4 cốc sữa), nên bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm chức năng. Viên uống chứa Canxi nano, vitamin D3 và MK7 là một giải pháp hiệu quả và đơn giản giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh loãng xương.

Với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, dù chưa bị loãng xương, thì ngoài việc bổ sung Canxi, vitamin D và MK7 mỗi ngày, cần phải bổ sung thêm Estrogen thảo dược như EstroG-100 để dự phòng bệnh loãng xương nguyên phát typ 2 do suy giảm nội tiết tố nữ gây ra.

Để được tư vấn thêm về phương pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, hãy gọi (04).39.978.898 - 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn  (Miễn Phí).

Loãng xương