Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em là Hoàng 25 tuổi. Em bị nghẹt mũi cả tháng nay. Nhưng một tuần trở lại đây mũi lúc nào cũng nghẹt và mất khả năng ngửi mùi. Em có tự rửa mũi bằng nước muối và nhỏ mũi bằng thuốc Xylomethazolin nhưng bệnh chỉ giảm chút rồi trở lại. Nghẹt mũi khiến em mất ngủ và rất mệt. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn!

Trả lời:
Chào em!
Nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như:
  • Viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp trên: viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng,…
  • Khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi.
  • Cấu trúc bất thường vùng mũi, xoang: vẹo vách ngăn mũi,…
  • Rối loạn cảm giác: khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở.
  • Rối loạn nội tiết: thường gặp ở phụ nữ mang thai.
  • Tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân: khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… cũng có thể khiến bạn nghẹt mũi kéo dài.

Để khắc phục  nhanh tình trạng nghẹt mũi, em nên rửa mũi ngày 2 lần bằng nước muối 0,9%, sau đó xịt mũi khoảng 3-4 lần bằng sản phẩm chứa 3 thành phần gồm Xylomethazolin (giúp co mạch, hết ngạt mũi), Dexathethazone (giúp chống viêm, hết ngạt mũi, sổ mũi) và Neomycin sulfat (kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ) như thuốc Hadocort D cho hiệu quả khá cao trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm xoang khi kết hợp với các thuốc điều trị khác.

Để điều trị khỏi bệnh,  cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu do viêm nhiễm, cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, em nên đi khám bác sĩ tai mũi họng để phát hiện chính xác và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời, thực hiện các lưu ý sau:
  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc làm công việc gặp nhiều bụi, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...
  • Tránh hít luồng không khí lạnh, khô: Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm.
  • Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển.
  • Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.

Chúc em chóng khỏi bệnh!
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Tai mũi họng