Tóm tắt nội dung
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi là thoái hóa cột sống cổ, là quá trình lão hóa của các đĩa đệm gây hiện tượng thoái hóa. Hay hiểu theo một cách khác, nó là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, từ đó, các lỗ chui ra của các rễ thần kinh bị hẹp và gây đau, mỏi, tê,dần dần sẽ gây yếu, liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối.Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở đối tượng là những người trung niên, cao tuổi, độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ cũng ngày càng gia tăng. Vì tính chất công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động hoặc do làm việc nặng quá sức đều là tác nhân gây thoái hóa sớm.
Vị trí thoái hóa cột sống cổ thường gặp: Cột sống cổ bao gồm 7 đốt, trong đó các đốt sống cổ bị thoái hóa gặp nhiều nhất là thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 và thoái hóa cột sống cổ C6-C7. Các thoái hóa mấu sau đốt sống cổ ít gặp hơn và nếu có thì thường ở C2-C4.
Nhận biết thoái hóa đốt sống cổ qua các dấu hiệu
Giống như các bệnh thoái hóa khớp khác, bệnh thoái hóa đốt sống cổ phát triển khá âm thầm.Các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ khi mới bắt đầu thường mờ nhạt, thời gian xuất hiện ngắn khiến cho người bệnh chủ quan.Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau xuất hiện dày đặc với cường độ cao hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Những biểu hiện thường gặp ở người thoái hóa đốt sống cổ như:- Đau, mỏi, nhức ở vùng cổ.Vận động cổ khó, thường bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ. Đau lan lên đầu, đau nhức vùng chẩm, vùng trán. Đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Một số ít những trường hợp có kèm theo mất cảm giác của tay, hai cánh tay từ từ nặng và tê, nếu không chữa thì cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
- Luôn có cảm giác đau buốt, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
- Buổi sáng ngủ dậy, hoặc các ngày thay đổi thời tiết sẽ hay bị đau, cứng khớp cổ. Những người bị cứng cổ không tự đi lại được, nhiều người còn bị buốt dọc đốt sống cổ xuống cột sống lưng.
- Có người ho hoặc hắt hơi cũng thấy đau. Vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau đau ê ẩm rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu được mà phải xoay cả người.
- Đối với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (C1-C2-C4), thỉnh thoảng bệnh nhân còn có triệu chứng nấc cục, ngáp chảy nước mắt, chóng mặt.
Vì sao đốt sống cổ bị thoái hóa
Có khá nhiều nguyên nhân khiến con người mắc bệnh thoái hóa, tuy nhiên, đa phần là do tính chủ quan. Chính việc thiếu hiểu biết, cũng như không chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân nên đã tạo tiền đề để bệnh hình thành và phát triển. Sau đây, là một số nguyên nhân điển hình gây thoái hóa cột sống cổ:– Do tuổi tác: Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi 35. Ở độ tuổi này cơ thể không còn tự tiết ra dịch nhày để bôi trơn cho các khớp. Do đó các đốt sống cổ dễ bị khô cứng, khó cử động và đau.
– Do công việc và thói quen vận động: Những người làm các công việc nặng, thường xuyên mang vác vật nặng lên cổ, lên vai tạo áp lực lên cột sống trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Hoặc những người làm văn phòng ngồi nhiều, ngồi quá lâu không đúng tư thế trong một thời gian dài, dẫn đến sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành gai cột sống. Nằm ngủ sai tư thế, không có thói quen trở mình hoặc lựa chọn gối kê không phù hợp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cột sống cổ.
– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D2 là một trong những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ.
– Thoái hóa cột sống cổ do bệnh lý như: chấn thương đặc biệt là các chấn thương mạn tính, do cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, dị dạng cột sống cổ, bệnh lý tự miễn,…
Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Biện pháp số 1: Nhóm thuốc giảm đau – chống viêm – giãn cơ: được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau kéo dài, cần phải sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, lưu ý cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.Biện pháp số 2: Áp dụng các biện pháp vật lý (không dùng thuốc): Như vật lý trị liệu, massage, chiếu tia laser, tập các động tác kéo giãn. Các động tác này giúp giảm đau, thư giãn, tăng lưu thông máu và hồi phục tổn thương, nhờ đó hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Nên áp dụng lâu dài trong và sau khi điều trị.
Việc hiểu chính xác thoái hóa đốt sống cổ là gì sẽ giúp cho ra được phương pháp điều trị đúng.Để điều trị hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ nhất thiết phải kết hợp đồng bộ cả 3 biện pháp nêu trên.Riêng với biện pháp số 3 phải thực hiện kéo dài ít nhất 6 tháng mỗi đợt để trị tận gốc nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.Biện pháp số 3: Hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, bằng sản phẩm chứa Canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, boron, silic, mangan, DHA, quercetin. Sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như giảm mật độ xương, loãng xương, nhờ đó tạo cho cột sống cổ trụ đỡ vững chắc. Bởi vậy sẽ khắc phục được tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Bên cạnh đó, giúp hồi phục các tổn thương mạch máu và dây thần kinh do thoái hóa chèn ép, giúp giảm đau tê nhức âm ỉ bằng sản phẩm chứa các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Xem thêm:
1, Điều trị hiệu quả Bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà không để lại di chứng
2, Bộ 3 CANXI, VITAMIN D, MK7 giúp xương luôn CHẮC KHỎE, DẺO DAI
Để được bác sỹ tư vấn trực tiếp về các triệu chứng thoái hóa, đau mỏi, tê bì chân tay. Bạn đọc xin gọi 19001259 ( giờ hành chính ) hoặc gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn
Thoái hóa cột sống