Tóm tắt nội dung
Vì sao chúng ta bị thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dƣới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tƣ thế lao động …Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Nhận biết bệnh thoái hóa cột sống lưng đơn giản
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống. Bệnh cũng gây những cảm giác nhức nhối vùng lưng khiến người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái trong bất kỳ tư thế nào. Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.
Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.
Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.
Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
Xuất hiện chứng co cứng cơ ở cạnh cột sống.
Nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu nào như trên bạn nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị.
Cách chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Hiện nay, bệnh thoái hóa cột sống có nhiều phương pháp được sử dụng tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thủy châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu….Việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống nếu chỉ đơn thuần dựa trên thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cao và cơn đau lưng sẽ tái đi tái lại nếu các nguyên nhân gây đau vẫn còn. Việc điều trị bao gồm thuốc để làm giảm tình trạng viêm và co thắt cơ vùng thắt lưng. Các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ cạnh sống và dây chằng chịu được các hoạt động hàng ngày.
Tập thể dục đều đặn và ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển và giúp phòng chống bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn.Hỗ trợ điều trị vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng có thể kết hợp bổ sung sản phẩm có chứa bộ 3 dưỡng chất: Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng các vi chất dinh dưỡng khác như: Kẽm, Bonron, Mangan, Đồng….để chăm sóc hệ xương khớp không bị tổn thương, tránh được bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Thoái hóa cột sống lưng gây nên những cơn đau nhức xương khớp, đau vùng thắt lưng dữ dội. Để điều trị những cơn đau đó cần bổ sung các dưỡng chất tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu như Cao Blueberry, Bạch quả Ginkgo Biloba, Chondroitin Sulfat… đặc biệt là các vitamin nhóm B hỗ trợ rất đắc lực trong điều trị đau dây thần kinh, đau mỏi lưng thoái hóa cột sống lưng gây ra. Bên cạnh đó những biện pháp chườm nóng, chườm lạnh hay bài thuốc dân gian lành tính từ ngải cứu, lá lốt…cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm nhanh cơn đau.
Lao động vừa phải, cần chú ý đến tư thế lao động của mỗi ngành nghề, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì cân nặng để tránh gặp những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống gây ra.
Xem thêm:
1, Điều trị hiệu quả Bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà không để lại di chứng
2, Bộ 3 CANXI, VITAMIN D, MK7 giúp xương luôn CHẮC KHỎE, DẺO DAI
Để được bác sỹ tư vấn trực tiếp về các triệu chứng thoái hóa, đau mỏi, tê bì chân tay. Bạn đọc xin gọi 19001259 ( giờ hành chính ) hoặc gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn
Thoái hóa cột sống