Bệnh trĩ và chế độ ăn uống nói thì đơn giản nhưng phải ai cũng lưu tâm về vấn đề này. Vậy để hỗ trợ trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý những gì ?
Bệnh trĩ và chế độ ăn uống
Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đại tiện hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Nên uống nước đầy đủ kết hợp ăn nhiều chất xơ.

- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như đi bộ, bơi, khiêu vũ,..tránh ngồi lâu một chỗ

- Điều trị dứt điểm các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
Cùng với đó bạn có thể kết hợp điều trị với các phương pháp dân gian. Có nhiều loại thực phẩm gần gũi lại chính là bài thuốc hữu hiệu trị bệnh trị mà bạn không ngờ tới: quả sung, rau diếp cá,…

Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa bệnh trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…

Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:

Bài 1:  Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

Bài 2: Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Cùng với quả sung, rau diếp cá vừa là món ăn bổ mát vừa có tác dụng chữa bệnh. Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống. Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trị bệnh trĩ, lòi dom:

Dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ làm héo lá, mất hoạt chất). Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau. Nên uống cùng lúc với 50gam lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-100gam lá tươi, liên tục trong ba tháng.

 

Ngoài ra, để được chuyên gia giải đáp kỹ hơn về  "bệnh trĩ, táo bón",bạn đọc xin gửi về suckhoe@benhtri.net.vn hoặc gọi 19001259.

☯ Tham khảo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên nén An Trĩ Vương - Lựa chọn tin cậy cho người bệnh trĩ, táo bón. Website sản phẩm An Trĩ Vương !

Bệnh trĩ