Dự phòng được coi là biện pháp tốt nhất để điều trị tai biến mạch máu não, bởi vì khi đã xảy ra tai biến rồi, việc điều trị để phục hồi là rất kho khăn, nếu không muốn nói là không thể hồi phục hoàn toàn.
Dự phòng tai biến mạch máu não, bao gồm dự phòng cấp một và dự phòng cấp hai. Dự phòng cấp một tức là dự phòng khi tai biến chưa xả ra, dự phòng cấp hai là dự phòng tái phát, tức là khi điều bệnh ổn định rồi, thì dự phòng không để tái phát hoặc không để tình trạng nặng hơn. Dự phòng cấp một hay cấp hai đều tập trung vào các biện pháp:
+ Kiểm soát tốt huyết áp:
Đây được coi là biện pháp quan trọng nhất, dễ thực hiện nhất, nhưng người dân lại chủ quan nhất.
Tùy theo các bệnh lý kèm theo mà cần kiểm soát huyết áp ở mức độ khác nhau, nói chung kiểm soát huyết áp ở mức huyết áp tâm thu dưới 140mmHg, huyết áp tâm trương dưới 90mmHg.
+ Điều trị bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng, trong đó nguy cơ rất cao gây tai biến mạch máu não. Vì vậy mà kiểm soát tốt đường huyết là vô cùng quan trọng để dự phòng tai biến mạch máu não.
Tốt nhất nên khống chế đường huyết lúc đói mức 5 – 7mmol/l, HbA1C ở mức dưới 7%.
+ Điều trị rối loạn chuyể hóa lipid máu:
Khi có rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt là tăng LDL-Cholesterol, cần phải điều trị ngay. Ở mức độ nhẹ thì điều chỉnh bằng chế độ ăn, nếu tăng cao thì phải điều trị bằng thuốc hạ lipid máu.
+ Điều trị các bệnh tim mạch:
Nhiều bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao gây tai biến mạch não như hẹp van hai lá, suy tim rung nhĩ, viêm nội tâm mạch, huyết khối trong buồng tim, tiền sử can thiệp động mạch vành,… Những đối tượng này cần phải được điều trị triệt để, theo dõi và giám sát để tránh nguy cơ tai biến.
+ Điều trị huyết khối động mạch:
Những đối tượng bị huyết khối động mạch cảnh, động mạch não,…. Cần phải sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin hoặc clopidogrel.
Trường hợp hẹp trên 70% lòng động mạch cảnh thì phải can thiệp, có thể phẫu thuật lấy huyết khối hoặc đặt stend động mạch cảnh.
+ Điều trị dị dạng mạch não:
Dị dạng mạch não hoàn toàn không có biểu hiện gì, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi nó gây ra tai biến. Vì thế, khi phát hiện ra dị dạng mạch não, cần phải được theo dõi và điều trị phù hợp.
+ Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống:
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, giúp tăng sức khỏe thể lực, hạn chế béo phì. Có thể tập bất kỳ môn gì cũng được, miễn là không có chống chỉ định, phù hợp với độ tuổi và sở thích. Ngày tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Tránh thừa cân béo phì, duy trì chỉ số BMI ở mức dưới 25.
Ăn nhạt, hạn chế thức ăn giầu đạm, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, ngày uống 2 – 3 lít nước. Không nên ăn mỡ và phủ tạng động vật, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn.
Bỏ hút thuốc là (nếu có), uống ít rượu bia, các chất kích thích, hạn chế đồ uống có ga.
Ths.Bs Vũ Văn Lực
Tai biến mạch máu não