Nấm âm đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Theo thống kê, khoảng 75% phụ nữ từng một lần bị viêm âm đạo do nấm và khoảng 40 – 45 % phụ nữ bị nhiều hơn 2 lần. Đây là một dạng thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng song cũng không quá khó điều trị và phòng ngừa nếu phụ nữ hiểu đúng.

Biểu hiện của viêm âm đạo do nấm

- Khí hư ra nhiều, màu trắng đục vón cục như bã đậu hoặc lợn cợn như sữa chua.
- Ngứa ngáy âm hộ, âm đạo, nhất là khi về đêm.
- Đôi khi gây đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Khi khám sẽ thấy âm đạo sưng đỏ, các mảng màu trắng bám bên trên thành âm đạo.

Nấm tồn tại sẵn trong cơ thể

Theo các bác sỹ sản khoa, loại viêm nhiễm phụ khoa khiến phụ nữ "lộn ruột" nhất chính là viêm nhiễm do nấm. Không như các dạng khác, nấm âm đạo thường hay kéo dài, tái phát, tái nhiễm là bởi mầm mống nấm luôn tồn tại sẵn bên trong cơ thể phụ nữ.

Nấm, điển hình như nấm Candida là loại nấm men ưa sống ở khu vực ẩm ướt, nhất là âm đạo phụ nữ. Nhiều người tưởng rằng âm đạo chỉ có lợi khuẩn song thực chất, âm đạo có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong âm đạo, nấm tồn tại với một lượng nhỏ và bị lấn át bởi vi khuẩn có lợi như Lactobacillus. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nấm sẽ có cơ hội tăng sinh và gây bệnh.

Nấm rất dễ tăng sinh vì những lý do cực đơn giản

- Vệ sinh không đúng cách: vệ sinh kém hoặc quá sạch, thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường.
- Sức đề kháng cơ thể giảm sút, mắc bệnh tiểu đường hoặc mang thai: Nấm sẽ có cơ hội thuận lợi để bùng phát.
- Sử dụng kháng sinh: vi khuẩn có lợi đồng thời bị tiêu diệt cùng vi khuẩn có hại nên môi trường âm đạo khó cân bằng.

Điều trị nấm mãi không khỏi, vì sao?

Khi có dấu hiệu của bệnh, chị em cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, tránh tự ý mua thuốc về dùng hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác. Một lý do khiến nấm tiếp tục có điều kiện phát triển khiến bệnh lâu khỏi và dễ tái phát mà ít người để ý tới là môi trường âm đạo chưa cân bằng lại được do viêm nhiễm trước đó hoặc do dùng kháng sinh tây y.

Kháng sinh với tác dụng chính là diệt tác nhân gây bệnh thì cũng vô tình diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Để cân bằng lại hệ vi sinh trong môi trường âm đạo, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm lợi khuẩn như ăn sữa chua (tuy nhiên cần nhiều thời gian và hiệu quả không cao) hoặc dùng chế phẩm Immune Gamma (chiết xuất từ thành vi khuẩn có lợi Lactobacillus).

Việc dùng chế phẩm Immune Gamma để kích thích cơ thể tự sản sinh ra hệ lợi khuẩn bằng cách bổ sung qua đường uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh và hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị bằng kháng sinh lại, không lo nhờn thuốc, kháng thuốc, kết hợp với đơn thuốc của bác sỹ, người bệnh nên chủ động bổ sung thêm  "kháng sinh thực vật" như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Chúng sẽ hỗ trợ kháng sinh tây y diệt các tác nhân gây bệnh song vẫn bảo toàn được vi khuẩn có lợi, giúp kiểm soát dịch âm đạo, tăng cường khả năng chống viêm. Việc sử dụng các thảo dược trên không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Đồng thời, người bệnh cần vệ sinh đúng cách, không nên rửa nước muối, dùng xà bông tạo mùi hay dung dịch có tính sát khuẩn mạnh bởi càng làm mất độ PH âm đạo. Dung dịch vệ sinh có độ PH cân bằng = (4 – 6), thành phần Nano bạc tiên tiến và thành phần tạo mùi từ thảo dược như chè xanh, bạc hà sẽ là lựa chọn hợp lý. Thêm một lưu ý nữa khi điều trị nấm là cần điều trị cho cả đối tác để tránh lây chéo và tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục.

Lưu ý để phòng ngừa nấm âm đạo

- Giữ "cô bé" luôn sạch sẽ, không dùng xà phòng, xà bông tạo mùi hay dung dịch có tính sát khuẩn mạnh.
- Vệ sinh cẩn thận, đúng cách, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Tránh mặc quần ngoài bó và bên trong nên mặc đồ lót khô thoáng, thấm mồ hôi như chất liệu cotton.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày "đèn đỏ", khoảng 4 tiếng/lần, không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Sau khi đi vệ sinh, lau từ trước ra sau để tránh nấm lan rộng hoặc các vi khuẩn từ hậu môn lan sang khu vực âm đạo.
Lý do phụ nữ mang thai rất dễ bị nấm "tấn công"
- Thay đổi môi trường âm đạo: âm đạo trở nên kiềm hơn, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển.
- Hormone nội tiết thai nghén tăng hoạt động tạo nhiều chất glycogen là điều kiện cho nấm sinh sôi.
- Các tuyến bộ phận sinh dục tăng hoạt động tiết chế, tăng tiết chất nhờn.
- Thay đổi tình trạng miễn dịch: hệ miễn dịch giảm so với thời kỳ chưa mang thai
- Bệnh lý khi mang thai: tiểu đường thai kỳ, tiền sản dịch,…
 
 
 

Phụ khoa