Bệnh thường xảy ra ở nam giới, lứa tuổi lao động (20 – 49 tuổi), và những người lao động chân tay nặng nhọc. Vị trí hay gặp nhất là ở đĩa đệm L4 – L5 và L5 – S1, do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

- Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu, các chấn thương mạnh, làm rách vòng sợi bao quanh đĩa đệm gây ra thoát vị. Ngoài ra, các chấn thương nhỏ, nhưng lặp đi lặp lại kéo dài, lâu ngày cũng gây thoát vị đĩa đệm.

- Thoái hóa đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Hiện thượng thoái hóa diễn ra từ từ tăng dần theo thời gian, còn gọi là thoái hóa sinh lý (hay lão hóa), đến một lúc nào đó gây thoát vị đĩa đệm.

Yếu tố nguy cơ

- Những người làm việc lao động chân tay, lao động nặng nhọc

- Tư thế làm việc không thoải mái, ngồi nhiều, đứng lâu, uốn, vặn cột sống

- Những đối tượng làm việc phải bê vác nặng, gánh nặng

- Thóa hóa cột sống, loãng xương

- Dị dạng cột sống như gù vẹo, lệch trục,...

- Bệnh lý tại cột sống như viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống nhiễm khuẩn, lao cột sống,….

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện bệnh thường sau một chấn thương đột ngột hay từ từ ở cột sống thắng lưng. Các biểu hiện thường gặp:

- Đau: Thường đau theo đường đi của dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa), đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, hai bàn chân. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

- Hội chứng cột sống thắt lưng: Lệch trục, vẹo cột sống thắt lưng, cứng cơ cạnh sống, tầm vận động cột sống thắt lưng giảm, có điểm đau cột sống.

- Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng: Điểm đau cạnh sống, dấu hiệu chuông bấm dương tính, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp Lasègue dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng tuỳ theo rễ L5 hay S1 bị tổn thương.

+ Tổn thương rễ L5: Có điểm đau cạnh đốt sống L5, dấu hiệu chuông bấm dương tính, yếu có mu bàn chân, yếu cơ duỗi các ngón chân, giảm cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, teo cơ trước ngoài cẳng chân, không có rối loạn phản xạ gân xương.

+ Tổn thương rễ S1: Có điểm đau cạnh đốt sống S1, dấu hiệu chuông bấm dương tính, yếu nhóm cơ dép, không gấp bàn chân về phía gan chân được, yếu cơ gấp bàn chân, teo cơ dép, giảm phản xạ gân gót.

Cận lâm sàng

- Chụp X quang cột sống thắt lưng: Chỉ phát hiện được tình trạng thoái hóa đốt sống, hoặc phát hiện các dấu hiệu gián tiếp do thoát vị, như trượt đốt sống, xẹp đốt sống,…..Chụp X quang thường không phát hiện được khối thoát

- Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Cho biết chính xác vị trí và mức độ thoát vị, phát hiện cả các bệnh lý kèm theo tại cột sống.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

- Tiêu chuẩn chẩn đoán của Saporta (1980):

+ Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.

+ Đau thắt lưng lan theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau có tính chất cơ học.

+ Lệch trục, vẹo cột sống thắt lưng.

+ Có dấu hiệu gập góc cột sống thắt lưng.

+ Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính.

+ Nghiệm pháp Lasègue dương tính.

Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn.

Ngày nay, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chủ yếu căn cứ vào phim chụp cộng hưởng từ. Trên phim có thể thấy rõ hình ảnh khối thoát vị rõ, lệch khỏi vị trí, chèn ép vào tổ chức xung quanh. Ngoài ra còn phát hiện được các tổn thương khác như hình ảnh thoái hóa đốt sống, lệch trục, trượt đốt sống...

Điều trị

Điều trị nội khoa:

Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là điều trị nội khoa (chiếm 90 – 95% các trường hợp). Các biện pháp điều trị chủ yếu là:

- Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), đây là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Có thể dùng một trong các loại như celecoxib, etoricoxib, meloxicam, diclofenac,….

- Thường kết hợp với thuốc giảm đau paracetamol và thuốc giãn cơ như myonal hoặc mydocalm

- Thuốc tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh như nivalin dạng uống hoặc tiêm bắp thịt.

- Những trường hợp nặng có thể dùng corticoid đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm ngoài màng cứng.

Điều trị không dùng thuốc:

- Đang trong giai đoạn đau cấp cần bất động hoàn toàn, nằm trên nền cứng, không nằm đệm. Thời gian bất động 5 – 7 ngày.

- Đeo đai cột sống, đeo liên tục cả lúc ngủ.

- Vật lý trị liệu, xông hơi, chườm nóng cũng có tác dụng tốt, có thể thực hiện kéo giãn đốt sống bằng các thiết bị hỗ trợ tại các trung tâm phục hồi chức năng

Điều trị hỗ trợ:

Ngoài điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, có thể sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát:

- Giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép bằng sản phẩm chứa canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu.

- Làm giảm chèn ép rễ thần kinh và mạch máu, giảm đau, giảm tê bì, giúp tăng tái tạo sụn khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Các sản thành phần này có trong dạng viên uống, rất tiện dùng, sử dụng thường xuyên hoặc kéo dài ít nhất 3 tháng/ đợt, mỗi năm 2 – 3 đợt để đạt kết quả cao nhất.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp:

- Có hội chứng chèn ép tuỷ cấp.

- Có hội chứng đuôi ngựa.

- Thoát vị đĩa đệm mức độ nặng (độ 4, độ 5)

- Thoát vị đĩa đệm độ 3, đã được điều trị nội khoa cơ bản từ 3 - 4 đợt ở các cơ sở chuyên khoa thần kinh không kết quả, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm việc.

Phòng bệnh

- Tăng cường thể dục thể thao, hạn chế ngồi nhiều, đứng

- Giữ lưng thẳng và phù hợp, hạn chế các tư thể xấu, hạn chế bê vác nặng

- Sử dụng ghế ngồi chỉnh hình, giúp cho cột sống có tư thế sinh lý khi ngồi

- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh thừa cân, béo phì

- Bỏ hút thuốc (nếu có), hút thuốc ngoài gây ra các bệnh lý đường hô hấp, còn làm tăng nguy cơ của các vấn đề cột sống.

Thoát vị đĩa đệm