Nhu cầu năng lượng tăng
Khi tròn 6 tháng tuổi, thay vì bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được bổ sung thêm chế độ ăn dặm để đảm bảo khoảng 700 kilo calo mỗi ngày, bởi sữa mẹ lúc này chỉ cung cấp khoảng 450 kilo calo mỗi ngày. Chính vì thế chế độ ăn dặm cần đảm bảo bù đắp hơn 200 kilo calo theo nhu cầu của trẻ.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì thời điểm tốt nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là khi tròng 6 tháng tuổi, nhưng có thể sớm hơn một chút, tùy vào thể trạng và sự phát triển của trẻ. Còn chế độ ăn dặm quen thuộc người Việt sẽ là ăn bột gạo xay nấu với các loại thịt, rau xanh, lớn hơn một chút thì trẻ bắt đầu tập ăn bột với trứng, cua, cá, rồi ăn cháo. Ban đầu sẽ là bột dạng loãng, rồi đặc dần lên, từ lúc đầu tập cho trẻ ăn ít một, sau tăng dần lên về số lượng. Nếu không đảm bảo đủ số bữa ăn dặm, trẻ sẽ chậm phát triển, còi cọc.
Đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm không chỉ đủ về năng lượng mà còn đảm bảo không thiếu các dưỡng chất cần thiết để giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong đó phải kể đến các dưỡng chất cần thiết cho xương đó là canxi, vitamin D3, MK7, Magie, Kẽm. Ngoài ra, các dưỡng chất cần thiết để phát triển trí nào, bảo vệ mắt của trẻ chính là DHA, Acid Folic, vitamin A, EPA, Taurin, Cao việt quất Bilberry.
Những dưỡng chất cần thiết đó các mẹ có thể tìm thấy trong một chế độ ăn dặm cho trẻ bao gồm: sữa mẹ, sữa công thức, những ngũ cốc giàu sắt là gạo; các loại trái cây như chuối, táo, lê được xay nhuyễn phù hợp với tháng tuổi của trẻ; các loại rau củ là bơ, cà rốt, bí xanh, bí đỏ, khoai lang được nấu mềm; các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…; đặc biệt là các loại thịt gà, thịt lợn, thịt bò bổ sung vào chế độ ăn dặm giúp đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng
Nếu chế độ ăn dặm của trẻ mà thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng này thì ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện. Chẳng hạn nếu thiếu sắt sẽ gây hiện tượng thiếu máu, trong khi từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời điểm trẻ có nguy cơ thiếu hụt sắt nhiều nhất. Hay như trẻ thiếu canxi cùng các dẫn chất vitamin D, MK7, chiều cao sẽ hạn chế, thậm chí gặp một số các biến chứng về xương khớp sau này….
Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm với đầy đủ dưỡng chất như vậy, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần biết, giai đoạn bắt đầu ăn dặm, tức là khoảng thời gian từ 6 tháng tới tận 4 tuổi trẻ rất dễ bị ốm vặt do sức đề kháng tự chủ của bản thân chưa hoàn thiện, trong khi những kháng thể nhận từ mẹ trong thời kỳ bào thai đã cạn dần. Chính vì vậy cần phải bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ là Sữa non Colostrum, Chất xơ hòa tan FOS, Immun Alpha chiết xuất thành tế bào nấm men. Những dưỡng chất này giúp trẻ giai đoạn ăn dặm chống lại những trận ốm vặt như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản…. nhờ đó cơ thể khỏe mạnh để tăng cường hấp thu được các dưỡng chất cần thiết khác.
Trên cơ sở những tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, các mẹ sẽ biết cách lựa chọn những thực phẩm, chế phẩm ra sao để đảm bảo đầy đủ nhu cầu năng lượng cùng các vi chất dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ.