Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy có bao nhiêu dạng đột quỵ và có cách nào để phòng ngừa tình trạng sức khỏe này không?
Các dạng đột quỵ phổ biến
Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ thiếu máu và đột quỵ xuất huyết, trong đó:
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến việc lưu thông máu lên não bị gián đoạn.
- Đột quỵ do xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, dẫn đến việc máu chảy vào não, gây xuất huyết. Nguyên nhân chủ yếu là do các mạch máu yếu hoặc có vết nứt.
Ngoài hai loại đột quỵ chính, người bệnh cũng có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng tạm thời mất lưu thông máu tới não, gây ra triệu chứng giống như đột quỵ nhưng chỉ kéo dài trong vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai. Theo thống kê, khoảng hơn 1/3 trường hợp đột quỵ nghiêm trọng đã từng trải qua các cơn thiếu máu não thoáng qua mà không được điều trị kịp thời. Khoảng 10-15% người bệnh có khả năng bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau khi xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng này là rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng.
Phòng ngừa đột quỵ nhờ các thói quen hàng ngày
Theo các chuyên gia khuyến cáo đột quỵ có thể phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao. Nếu mắc các bệnh lý nền như mỡ máu cao, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch, người bệnh cần thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao sức khỏe mạch máu.

Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả là thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu mỡ, chất béo, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh và các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường. Nên ưu tiên trái cây, hải sản, thịt trắng, trứng và thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời cũng cần uống đủ nước hàng ngày và chú ý đến thói quen sinh hoạt như ngủ đủ giấc, giảm stress và tập thể dục thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc bổ sung các vitamin và dưỡng chất có thể hỗ trợ sức khỏe mạch máu như Omega-3. Cơ thể không tự tổng hợp được Omega- 3 nên phải bổ sung từ thực phẩm và từ sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Omega-3 sẽ hỗ trợ giảm mỡ máu, cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa tiểu đường. Để nhận được hiệu quả tốt nhất khi bổ sung Omega-3 thì nên chọn Omega-3 dạng Triglycerid với DHA và EPA hàm lượng cao, giàu EPA. Trong đó Triglyceride (được bào chế từ dầu cá tinh chế) nhập khẩu từ nhà máy GC Rieber VivoMega As Na Uy. Sản phẩm phù hợp và dùng tốt cho người trưởng thành đang bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, phòng các bệnh tim mạch như đột quỵ.
Đột quỵ là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và thường gặp ở người có tuổi nhưng thực tế đang bị trẻ hóa. Tuy nhiên thay vì lo lắng về nguy cơ đột quỵ, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm để bảo vệ sức khỏe của bạn.