Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng với tên của xương đó. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào các lỗ thông mũi - xoang. Các xoang đều có lỗ thông với nhau nên khi bị viêm một xoang kéo dài dễ đưa đến viêm các xoang khác gọi là viêm đa xoang.
Viêm xoang là bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, như nhiễm khuẩn, tình trạng ô nhiễm môi trường, bụi, biến đổi khí hậu,…..
Xoang chính là các hốc, lại nằm sâu trong xương, khi viêm các dịch ứ đọng trong xoang khó thoát ra ngoài. Vì vậy, điều trị rất khó khăn và hay tái phát. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc kháng histamine (chlorpheniramin, promethazin, loratadine, desloratadin, fexofenadine... ): Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và chảy mũi do dị ứng nhưng không cải thiện được tình trạng nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
+ Thuốc Corticoid (dạng xịt, dạng uống): Có tác dụng kháng viêm mạnh, hết nhanh triệu chứng viêm, nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, có khá nhiều tác dụng phụ, nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
+ Thuốc co mạch giúp thông mũi: Thường dùng là xylometazolin, khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc.
+ Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng khi có đau đầu, đau nhức xoang kèm theo sốt hoặc không. Thuốc thường dùng paracetamol hoặc ibuprofen,.
+ Thuốc súc rửa mũi: Dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, rửa mũi xoang ngày 3 lần, dùng thường xuyên. Hiện có nhiều loại xịt nước muối biển có tác dụng rửa mũi xoang tốt, có thể dùng thường xuyên.
+ Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bệnh bị tái phát hoặc kéo dài dai dẳng thì phải dùng thuốc kháng sinh. Việc dùng thuốc kháng sinh phải đúng và đủ liều, dùng liều cao ngay từ đầu, tránh tình trạng kháng thuốc.
+ Thuốc kháng nấm: Khi viêm xoang do nấm, phải sử dụng thuốc kháng nấm. Liều dùng, thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ bệnh và tốc độ đáp ứng của bệnh.
Trong số các thuốc xịt hiện này, Hadocort D có chứa các thành phần xylomethazolin (giúp co mạch, hết ngạt mũi), dexamethazone (giúp chống viêm, hết ngạt mũi, sổ mũi) và neomycin sulfat (kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ), cho hiệu quả khá cao trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm xoang khi kết hợp với các thuốc điều trị khác.
Điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật:
+ Thủ thuật Proetz súc rửa xoang: Đây là phương pháp rửa, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau, không cần dụng cụ y khoa… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
+ Khi điều trị bằng thuốc không đỡ, hoặc tình trạng nặng, kéo dài, hay tái phát, thì phải tiến hành phẫu thuật. Hiện nay thường áp dụng phẫu thuật nội soi nạo xoang, hoặc hút rửa mũi xoang qua đường miệng.
+ Cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn để điều trị các yếu tố nguy cơ gây viêm (nếu có). Trường hợp viêm xoang nguyên nhân do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang:
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm công việc nhiều bụi, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...
- Tránh hít luồng không khí lạnh, khô: Không nên để luồng gió của máy lạnh hoặc quạt thổi trực tiếp vào người khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Cần giữ ấm khi đi trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài. Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân, vì bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, phải đi khám và điều trị ngay, tránh trường hợp biến chứng thành bệnh viêm xoang.
Ths.Bs Vũ Văn Lực
Viêm xoang