1. Căng thẳng
Nguyên nhân này chắc hẳn khiến rất nhiều người ngạc nhiên song thực tế, căng thẳng góp phần tăng cân bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp, làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể và góp phần tích tụ chất béo, nhất là chất béo ở vùng bụng. Tâm trạng căng thẳng cũng có thể thúc đẩy chị em ăn nhiều hơn để giải tỏa và từ đó sẽ làm tăng cân.
2. Chậm tiêu hóa
Những người chậm tiêu hóa, đặc biệt là bị táo bón sẽ rất dễ bị tăng cân. Lý do là bởi, khi bị táo bón, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, các chất thải tích tụ lại trong ruột khiến cho hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, gan phải vất vả hơn khi xử lý hàng trăm loại độc tố nên không kịp đảm bảo chức năng chuyển hóa chất béo, từ đó đẩy nhanh quá trình tích lũy mỡ thừa trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.
3. Không bổ sung đủ dinh dưỡng
Khi cơ thể bị thiếu chất, sự trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại và chị em sẽ cảm thấy như mình đang bị thiếu năng lượng. Kết quả là bạn sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết và cân nặng cũng từ đó tăng lên.
4. Gặp vấn đề ở tuyến giáp
Tuyến giáp chịu trách nhiệm cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn gặp khó khăn trong giảm cân.
5. Các loại thuốc
Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của một số loại thuốc mà chị em không ngờ tới, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị tiểu đường... Điều này được lý giải là do các loại thuốc này có thể tác động đến nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và gây rối loạn trong ăn uống, dẫn đến tăng cân.
6. Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu tuyến thượng thận và buồng trứng của bạn sản xuất quá nhiều testosterone, sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị phá vỡ dẫn tới tăng cân, kèm theo với triệu chứng khó chịu khác như rối loạn kinh nguyệt, mắc các bệnh phụ khoa, xuất hiện mụn trứng cá... Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gặp phải nguy cơ tăng cân dần dần.
7. Bệnh cơ xương
Viêm xương khớp và các bệnh khác có ảnh hưởng đến cơ bắp, cột sống và khớp cũng có thể góp phần khiến chị em tăng cân đột ngột. Đối phó với đau khớp hoặc đau chân sẽ làm cho chị em ít có khả năng thực hiện nhiều hoạt động cần thiết khiến cho việc đốt cháy chất béo và calo dư thừa bị hạn chế. Trong trường hợp bị các bệnh này, chị em cần cân nhắc và tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách ăn uống, thực hiện vật lý trị liệu để giảm bớt các triệu chứng của bệnh và tránh nguy cơ tăng cân.