Với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, việc tính ngày rụng trứng để giao hợp đạt tỉ lệ thụ thai cao hoặc tính số ngày để quan hệ an toàn, tránh mang bầu là chuyện khá dễ dàng. Tuy nhiên với những người có kinh nguyệt không đều thì đây lại là nỗi băn khoăn lớn. Vậy kinh nguyệt không đều làm sao tính ngày rụng trứng?

Mỗi chu kỳ sẽ có 1 trứng rụng vào ngày nào?

Một trứng sẽ chín và rụng trong mỗi chu kỳ của người phụ nữ. Thông thường, trứng sẽ rụng và sống được trong khoảng từ 12h – 48h trong khi tinh trùng có thể sống được từ 12h -72h.

Nếu người phụ nữ có chu kỳ trung bình 28 ngày thì ngày trứng rụng sẽ là ngày thứ 14 (đếm ngược từ ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo). Những người có chu kỳ đều và ngắn hơn 28 ngày thì sẽ trừ đi số ngày kém còn nhiều hơn 28 ngày thì sẽ cộng thêm số ngày hơn

 

Bảng tính ngày rụng trứng và ngày dễ thụ thai

Ví dụ: Nếu bạn có chu kỳ 26 ngày thì ngày trứng rụng sẽ = 14-2, tức là ngày 12, còn nếu là 30 ngày thì ngày trứng rụng sẽ = 2+14, tức là ngày 16.Đó là cách tính khá thuận lợi, dễ dàng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn còn những người kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?

Kinh nguyệt không đều làm sao tính ngày rụng trứng?

Kinh nguyệt không đều là một tình trạng của rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh đến sớm hoặc đến muộn, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc ít,… Vì là kinh nguyệt không đều nên cách tính ngày rụng trứng như bên trên là rất khó. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể tham khảo thực hiện một số cách sau:

Đo nhiệt độ tính ngày rụng trứng

Người ta thường dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt mỗi sáng trước khi xuống giường vào một giờ nhất định. Các ngày có kinh nguyệt và trước ngày trứng rụng 2 ngày, thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt trung bình 0,2 - 0,3 độ C, trước khi trứng rụng 1 - 2 ngày thân nhiệt tụt xuống thêm 0,1 - 0,2 độ C (điểm thân nhiệt thấp nhất là ngày sắp rụng trứng). Còn vào ngày rụng trứng, thân nhiệt đột ngột tăng lên 0,3 - 0,5 độ C (trên thân nhiệt trung bình 0,1 - 0,2 độ C).

Dùng que thử rụng trứng

Đây là dụng cụ khá phổ biến giúp phát hiện sự gia tăng hormone LH trong nước tiểu ngay trước khi rụng trứng. Dụng cụ ngày sử dụng dễ dàng và độ chính xác thường cao hơn so với cách đo nhiệt độ cơ thể. Nó có thể dự đoán rụng trứng 12 – 36 giờ trước khi trứng rụng.

Dấu hiệu nhận biết rụng trứng

- Tăng chất nhầy ở cổ tử cung: Chất nhầy xuất hiện nhiều, màu như lòng trắng trứng gà.
- Đau, tức ngực: Do sự tăng lên đột ngột của hormone nữ.
- Ham muốn tình dục tăng: Hàm lượng hormone progesterone tăng nên khiến phụ nữ đòi hỏi "chuyện ấy" cao hơn

Những cách trên là câu trả lời cho những ai còn đang băn khoăn kinh nguyệt không đều làm sao tính ngày rụng trứng. Tuy nhiên, việc theo dõi theo những cách trên mất khá nhiều thời gian mà nhiều khi lại không mang lại kết quả như ý.

Vậy tại sao chúng ta không tìm cách khắc phục kinh nguyệt không đều để tính ngày rụng trứng cho tốt hơn? Và quan trọng hơn cả, kinh nguyệt không đều kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý mà còn để lại những hậu quả khôn lường với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh, viêm nhiễm bởi máu kinh ra nhiều là điều kiện thậm lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển.
"Chia tay" kinh nguyệt không đều bằng nội tiết tố

Hiện nay, tỉ lệ chị em gặp vấn đề kinh nguyệt ngày càng nhiều do nhiều nguyên nhân như yếu tố tâm lý (căng thẳng, trầm cảm, buồn phiền), chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học, sử dụng chất kích thích,…Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên thất thường và có những điểm bất thường khác đi kèm như màu màu kinh thay đổi, bạn cũng cần đi khám sớm bởi đó có thể là dấu hiệu của một bệnh phụ khoa nào đó, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để khắc phục kinh nguyệt không đều triệt để tận gốc, phụ nữ nên bổ sung thêm nội tiết tố từ bên trong bởi sự thiếu hụt của các nội tiết tố như estrogen, progesterone là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ được tạo nên bởi sự kết hợp của hai hormone này.

Khi bổ sung, phụ nữ nên bổ sung các tiền nội tiết tố: estrogen thảo dược như EstroG-100 và bổ sung kèm theo các nội tiết tố khác như progesterone, DHEA. Việc bổ sung nội tiết tố ở dạng tổng hợp hoặc chỉ chú trọng bổ sung một mình estrogen khiến hormone này có hàm lượng vượt trội, gây tác dụng không đồng bộ và kéo theo nhiều tác dụng phụ như béo bụng, đau nửa đầu, tăng cục máu đông, tăng nguy cơ ung thư, u xơ,… Bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu thực.