Bị ra máu khi quan hệ là dấu hiệu của bệnh gì ?
Chị N.T. Trang (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi ngại ngùng khi tiết lộ lý do mình phải đi khám phụ khoa. Chị kể, thời gian gần đây, mỗi lần vợ chồng "hành sự" là chị lại bị ra máu ở âm đạo. Chị cứ nghĩ do chồng quan hệ mạnh mới thế nên chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, những lần sau, dù chồng rất nhẹ nhàng nhưng chị vẫn thấy hiện tượng ra máu không chấm dứt, thậm chí còn kèm theo cả cảm giác đau. Lo sợ bị bệnh gì, chị đi khám thì bác sĩ cho biết có khả năng chị bị viêm nhiễm âm đạo nặng và cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này.
Chị D. H. Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự. Chị cho biết, bản thân chị rất sạch sẽ nên mỗi lần trước và sau khi vợ chồng làm "chuyện ấy", chị đều vệ sinh cẩn thận. Tuy nhiên, gần đây, cứ mỗi lần gần gũi là chị lại có cảm giác đau ở “vùng kín” và xuất hiện máu. Sau nhiều ngày bị ám ảnh, hoang mang, chị quyết định đi khám thì được biết đó là do viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra.
Nguyên nhân khiến chị em bị ra máu khi quan hệ
Các chuyên gia sản khoa cho hay, có rất nhiều lý do khiến chị em bị chảy máu khi quan hệ.
- Chảy máu khi quan hệ có thể do chị em bị tổn thương âm đạo, âm hộ. Nguyên nhân thường là do các cặp đôi không biết cách, thực hiện động tác quá mạnh hoặc sai kĩ thuật.
- Rong kinh ở một số chị em: Rong kinh là hiện tượng ra máu ở những ngày sau khi kinh nguyệt đã kết thúc. Lúc này, lượng máu ra rất ít, tưởng chừng đã hết hẳn nhưng khi quan hệ tình dục, âm đạo co bóp mạnh thì máu bị tống xuất ra ngoài.
- Viêm nhiễm tại âm đạo (do vi khuẩn, ký sinh trùng…) cũng có thể khiến niêm mạc sung huyết, phù nề. Vì vậy, khi có sự cọ xát hay va chạm, âm đạo dễ bị trầy xước tạo ra những vết thương hở và chảy máu trong lúc cả hai giao hợp. Bình thường, nếu như các tổn thương nhỏ, không quá nghiêm trọng thì có thể tự lành sau một thời gian ngắn. Còn nếu những tổn thương này không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể sẽ tiếp tục gây viêm nhiễm và chảy máu trong những lần quan hệ tình dục sau đó.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Những người mắc các bệnh như lậu, giang mai… cũng có thể gặp hiện tượng ra máu khi quan hệ.
Ra máu khi quan hệ phải làm thế nào?
Ra máu vùng kín khi “quan hệ” là điều không thể xem thường, chị em nên sớm đi khám để xác định nguyên nhân và được chỉ định cách điều trị thích hợp. Có những người thấy lượng máu ra ít, tự cầm lại được nên đã chủ quan để hiện tượng này kéo dài mà không đi khám, đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng, khó chữa hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Trường hợp ra máu khi quan hệ do viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc điều trị bằng kháng sinh tây y lâu dài thường gây tác dụng phụ (diệt vi khuẩn có hại kèm theo cả vi khuẩn có lợi). Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bằng kháng sinh lại, chị em nên bổ sung thêm lợi khuẩn (có trong chế phẩm Immune Gamma) để cân bằng lại hệ vi sinh, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể và sử dụng thêm "kháng sinh thực vật" (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh) giúp cân bằng pH âm đạo, kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Trong thời gian điều trị bệnh, chị em cần tránh suy nghĩ thái quá, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt – ăn uống – nghỉ ngơi điều độ. Thêm nữa, để tránh ra máu khi quan hệ, các cặp đôi không nên áp dụng những tư thế khó, thô bạo. Nếu thấy máu ra và đau khi quan hệ thì cần dừng lại.Những chị em bị khô hạn khi quan hệ có thể dùng thêm chất bôi trơn để tránh khô rát dễ gây tổn thương thành âm đạo.