Đổ mồ hôi đêm, cùng với một số triệu chứng khác như đau đầu, gặp ác mộng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu mức insulin cần thiết trước khi đi ngủ. Đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 1, thức dậy suốt đêm vì quá nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu xuống thấp.
Rối loạn nội tiết tố
Mãn kinh
Hầu hết phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh không còn xa lạ với việc tăng nhiệt độ cơ thể vào ban đêm. Thời kỳ này làm dao động nồng độ nội tiết tố estrogen, có thể gây nhầm lẫn cho vùng dưới đồi não bộ, cảm nhận sự gia tăng nhiệt độ cơ thể. Sau đó, trong khi cố gắng làm mát cơ thể, vùng dưới đồi sẽ khiến mạch máu giãn ra và kết quả là các tuyến mồ hôi giải phóng mồ hôi và nhiệt độ.
Nhiễm trùng
Đổ mồ hôi thường xuyên vào ban đêm là một trong những triệu chứng chính của bệnh lao, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến phổi. Thêm nữa, đó cũng là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng trong tim (viêm van tim), viêm tủy xương (viêm xương), cũng như dấu hiệu sớm của HIV.
Ung thư
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể sẽ có tác dụng phụ là gây đổ mồ hôi trộm, gây trằn trọc hoặc khó ngủ suốt đêm. Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi đêm. Theo báo cáo, khoảng 8 - 22% bệnh nhân sử dụng loại thuốc này thường bị tăng thân nhiệt vào ban đêm. Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm cũng có thể do một số loại thuốc khác như: thuốc điều trị thần kinh, hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen.