Những loại thuốc viêm âm đạo
Thuốc đặt viêm âm đạo có rất nhiều loại song có những loại phổ biến sau:
- Thuốc chứa một loại kháng sinh: Thuốc này sẽ nhằm tới một tác nhân gây bệnh cụ thể, ví dụ metronidazol 500mg đặc trị trùng roi, clotrimazol đặc trị nấm Candida.
- Thuốc chứa nhiều loại kháng sinh: Đây là loại thuốc sử dụng cho nhiều tác nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh phụ khoa thường không do một mà do nhiều tác nhân gây nên. Loại này rất tiện dụng song không nên sử dụng nhiều bởi dễ gây kháng thuốc.
- Thuốc chứa nội tiết tố estrogen: Loại này sẽ làm dày niêm mạc âm đạo, lấy lại sự mềm mại cho bề mặt niêm mạc âm đạo, từ đó giúp làm tăng ham muốn, giảm khô hạn, tăng tiết dịch nhờn để bôi trơn tránh gây đau rát khi làm "chuyện ấy".
Cách đặt thuốc viêm âm đạo hiệu quả
Để đặt thuốc hiệu quả, trước tiên, bạn cần rửa tay sạch, vệ sinh vùng kín cẩn thận và lau khô. Nếu là thuốc viêm mềm thì có thể đặt thẳng vào âm đạo mà không cần thao tác gì, còn nếu là thuốc viên nén, cứng thì cần nhúng qua nước khoảng 30s hoặc đặt lên một miếng gạc ẩm để làm ẩm thuốc rồi kẹp vào giữa hai ngón tay. Bạn nên chọn tư thế thoải mái nhất để đặt thuốc, có thể nằm ngửa, nằm gác chân một bên hoặc đứng gác chân, sau đó, dùng ngón tay đã kẹp thuốc đẩy vào sâu trong âm đạo. Nếu là lần đầu tiên làm thì bạn nên tham khảo, quan sát sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm.
Lưu ý khi đặt thuốc viêm âm đạo
- Không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải làm xét nghiệm lâm sàng, xét nghiệm dịch tiết âm đạo để xác định tác nhân gây bệnh và chọn loại thuốc đặt phù hợp. Những xét nghiệm này khá đơn giản, ít tốn kém và có thể làm ở các cở sở y tế cấp huyện trở lên. Sau khi xét nghiệm, bạn có thể yên tâm việc sử dụng thuốc và thường sẽ có hiệu quả cao ngay tức thì. Trừ khi tuyến huyện không phát hiên ra tác nhân gây bệnh thì mới cần phải chuyển lên tuyến trên với các xét nghiệm khác phức tạp hơn.
- Khi đặt thuốc, bất luận bệnh đã khỏi hay chưa thì đều phải đặt đủ liều, thông thường là 7 – 10 ngày, không nên đặt quá 14 ngày, trừ những loại thuốc chỉ đặt 1 liều duy nhất. Nhiều trường hợp thấy các triệu chứng giảm hẳn nên tưởng là bệnh khỏi nhưng hoàn toàn không phải vậy. Không dùng đúng liều, đúng lượng hoặc quá lạm dụng sẽ dễ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, bệnh dễ phát tái phát hoặc tái nhiễm.
Lạm dụng thuốc đặt âm đạo sẽ dễ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, dẫn tới kháng thuốc và rất khó điều trị cho lần tái nhiễm tiếp theo.
- Nếu bệnh không khỏi thì bạn nên đổi thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể kê cả thuốc đặt và thuốc uống, thuốc bôi.
- Nếu bị viêm âm đạo tái nhiễm nhiều lần, bạn cần lưu ý lần sau phải chọn loại thuốc đặc trị có liều cao hơn hoặc mạnh hơn lần trước
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bị kích ứng mạnh thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi toa thuốc khác.
- Không dùng thuốc cho những bênh nhân viêm âm đạo là trẻ em hoặc bệnh nhân viêm âm đạo do tác nhân kích thích chứ không do nhiễm khuẩn.