1. Vùng kín có mùi hôi và ngứa
Mùi hôi xuất hiện có thể là dịch nhờn tiết ra. Bạn có biết, dịch âm đạo ở vùng kín được ví như nước tẩy rửa tự nhiên có vai trò ngăn ngừa vi khuẩn và nấm sinh sôi trong môi trường âm đạo. Nó được hình thành từ quá trình bài tiết của các tuyến nhỏ trong niêm mạc âm đạo và cổ tử cung không.
Lượng dịch âm đạo tiết ra có độ nhày, có màu trắng trong, không mùi được xem là sinh lý bình thường. Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn thông thường chịu tác động bởi các yếu tố như thời kỳ trứng rụng, mang thai, cho con bú, kích thích tình dục…Tuy nhiên, nếu khí hư của bạn thay đổi khác thường về màu sắc đặc biệt kết cấu mùi vị rất có thể “cô bé” đang gặp phải vấn đề “bất ổn”đó là bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm hộ, âm đạo, bệnh cổ tử cung do ký sinh trùng, nấm, vi trùng…
Lời khuyên: Nếu bạn thấy có khí hư và vùng kín có mùi hôi: Hãy đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa đang mắc phải. Bác sĩ sẽ khám để phát hiện các bất thường của bộ phận sinh dục như tình trạng viêm nhiễm, lộ tuyến cổ tử cung…
2. Vùng kín có mùi hôi tanh
Trong trường hợp này, vì sao vùng kín có mùi hôi khó chịu? Có thể là bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng ngứa rát ở vùng kín, dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu trắng xám kèm theo mùi hôi tanh.
Lời khuyên: Vùng kín có mùi hôi không chỉ khiến bạn mất tự tin, bất tiện trong sinh hoạt mà đây còn là nguyên nhân cản trở việc thụ thai bởi tinh trùng khó có thể gặp trứng. Chính bởi vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
3. Mùi hôi khó chịu có thể xuất hiện sau kỳ kinh nguyệt
Sau chu kỳ kinh nguyệt, nếu bạn gặp phải tình trạng dịch âm đạo có màu trắng kèm theo mùi hôi thì rất có thể do nhiễm nấm men, nhiễm Chlamydia,Trichomonas. Điều này xảy ra khi có sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra.
Lời khuyên: Để ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên trong những ngày nguyệt san. Tốt nhất, bạn nên thay băng vệ sinh sau 2 tiếng chứ không nên để băng vệ sinh ướt hết mới thay. Trong trường hợp, bạn cảm thấy mùi hôi toát lên nồng nặc sau chu kì kinh nguyệt, bạn nên đi khám để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
4. Vùng kín có mùi hôi sau sinh hoặc khi mang thai
Vùng kín có mùi hôi hôi khi đang mang bầu hay sau sinh là hiện tượng bình thường bởi đây là thời điểm dịch âm đạo tiết ra tăng lên do sự gia tăng hoạt động của nội tiết tố hormone estrogen và cổ tử cung. Vì thế dịch xả ra ở âm đạo ở các chị em đang mang thai hoặc sau sinh có thể có màu trắng sữa kèm theo một mùi nhẹ.
Lời khuyên:
– Nên vệ sinh âm đạo hàng ngày khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối. Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, có thể sử dụng 2 lần/ tuần để cân bằng độ pH ở môi trường “vùng kín”.
– Vệ sinh “cô bé” đúng cách: Dùng vòi hoa sen rửa sạch vùng kín từ trước ra sau, tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo khi không có sự chỉ định của bác sỹ.
– Mặc quần lót, đồ lót bằng chất liệu cotton để vùng kín trở nên khô thoáng. Loại bỏ hoàn toàn những chiếc quần chíp chất liệu nylon.
– Tránh sử dụng xà bông, giấy vệ sinh thơm, thuốc xịt vệ sinh hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
– Nguồn nước để vệ sinh hàng ngày cũng cần đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn.
– Mỗi khi đi vệ sinh, nước tiểu đọng lại sẽ khiến “cô bé” trở nên ẩm ướt và tỏa mùi hôi khó chịu. Do vậy, sau khi đi vệ sinh, chị em có thể dùng giấy vệ sinh để thấm nước tiểu đọng lại.