Tóm tắt nội dung
Sốt xuất huyết lây lan như thế nào?
Ngoài lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn thì bệnh sốt xuất huyết còn có thể lây do dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc do phơi nhiễm với tác nhân gây tổn thương da hay lây truyền dọc từ mẹ bầu bị nhiễm Dengue 10 ngày trước sinh thì có thể truyền virus sang cho con.
Virus Dengue tồn tại ở 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần, tối đa là 4 lần với 1 tuýp khác nhau và sau mỗi lần mắc cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể miễn dịch với tuýp đã mắc.
Cách điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết
Cùng với điều trị triệu chứng, người bệnh nên uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, nước dừa. Nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hoá như súp, cháo.
Nếu thấy tình trạng sốt không hạ sau khi đã dùng thuốc và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hay niêm mạc, chân tay lạnh, khó thở, sốt li bì,… thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và chăm sóc y tế ngay lập tức.
Trong thời gian điều trị, người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bằng cách hạn chế triệu chứng, biến chứng của bệnh sốt xuất huyết cũng như có thể rút ngắn thời gian điều trị. Viên uống có các thành phần là Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo… Các thảo dược này sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, do virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể.