Độ tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước mãn kinh ở người phụ nữ và là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể, chủ yếu là estrogen bị suy giảm nhiều do buồng trứng giảm hoạt động để chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh, gây nên các hiện tượng lão hóa toàn diện.Thông thường, người phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 40 – 50 song có những trường hợp có thể bị tiền mãn kinh sớm hơn.
Một số biểu hiện điển hình mà phụ nữ dễ nhận biết khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh: bốc hỏa, đồ mồ hôi nhất là về đêm, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, giảm ham muốn, đau nhức xương khớp,…
Băn khoăn không biết có "dính bầu" thời tiền mãn kinh?
Đây là mối quan tâm của rất nhiều phụ nữ. Trong khi một số người lo lắng không biết tiền mãn kinh có thể có thai không để quan hệ được thoải mái, an toàn thì số khác lại mong chờ có bầu bởi họ lập gia đình muộn hoặc sinh con cách xa nhau nên muốn có thêm em bé.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu giảm dần hoạt động, kéo theo hàm lượng các nội tiết tố nữ như progesterone, estrogen cũng suy giảm. Progesterone và estrogen phối hợp với nhau rất ăn ý tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone còn giúp niêm mạc tử cung dày để đón trứng và bảo vệ thai nhi phát triển bình thường, ngăn ngừa đẻ non trong khi estrogen quyết định sự thụ thai, góp phần nuôi dưỡng thai nhi nhờ giúp phát triển nang trứng, kích thích sự rụng trứng, tạo nhu động để vòi trứng đón lấy trứng dễ dàng và thụ thai.
Về câu hỏi tiền mãn kinh có thai không? Thực chất, trong thời kỳ này, do vẫn còn kinh nguyệt và sự rụng trứng nên người phụ nữ vẫn có thể có thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai sẽ thấp hơn, cụ thể, với phụ nữ 40 – 45 tuổi thì tỷ lệ thụ thai mỗi năm là 10%, với phụ nữ 45 – 49 tuổi là 2 – 3% và với phụ nữ trên 50 là rất hiếm.Việc bổ sung nội tiết tố nữ bị suy giảm không chỉ giúp làm chậm quá trình mãn kinh, mãn dục nữ mà còn giúp kéo dài tuổi thanh xuân.
Hẳn mọi người đã từng nghe tới những trường hợp "khóc dở mếu dở" khi U45, 50 vẫn "dính bầu". Tưởng rằng kinh nguyệt không còn nên nhiều người thoải mái quan hệ mà không biết rằng trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt.Như đã nói ở trên, ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt vẫn còn dây dưa và chưa hết hẳn, tháng có tháng không.
Bổ sung nội tiết tố nữ để đẹp cả trong lẫn ngoài
Chúng ta không thể ngăn chặn quá trình mãn kinh, mãn dục không xảy ra nhưng lại có thể làm chậm tiến trình này lại. Bổ sung nội tiết tố nữ cũng là "chìa khóa" giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình bởi bên cạnh việc làm chậm tiến trình trên, nó cũng giúp duy trì sự tươi trẻ, kéo dài tuổi thanh xuân bởi estrogen đảm nhận rất nhiều vai trò trong cơ thể, trong đó có chức năng giữ nước, tích mỡ dưới da để da luôn hồng hào, căng mịn, đồng thời giúp tóc chắc khỏe, óng mượt; giúp xương dẻo dai,…
Phụ nữ cần chú ý là quá trình mãn dục hay lão hóa ở nam giới và nữ giới thường không song hành cùng nhau.Tuy nhiên, bổ sung nội tiết tố làm sao cho đúng? Trước đây người ta thường sử dụng liệu pháp hormone thay thế (tổng hợp) và ngày nay nhiều người tìm cách bổ sung nội tiết tố sớm song lại chú trong bổ sung một mình estrogen. Hai cách này sẽ không mang lại tác dụng đồng bộ, thậm chí còn gây thêm các tác dụng phụ như: tăng cục máu đông, béo bụng, đau nửa đầu, tăng nguy cơ ung thư, u vú, u xơ,…
Theo các bác sỹ, khi bổ sung, phụ nữ nên chú ý bổ sung theo cả nhóm gồm progesterone, estrogen và DHEA để có được tác dụng đồng bộ, đồng thời nên bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố để cơ thể tự hấp thu và tự tổng hợp theo nhu cầu thực. Trong đó, estrogen nên chọn estrogen thảo dược như EstroG-100 – chiết xuất từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu, vừa an toàn lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng liên quan tới quá trình lão hóa của tiền mãn kinh như: tóc rụng dần, da xuất hiện nhiều vết sạm, nám, tàn nhang thì phụ nữ cũng kết hợp bổ sung thêm các chất chống oxy hóa từ tự nhiên như: Glutathion, Gamma- Oryzanol (mầm cám gạo), Collagen (từ da cá), Curcumin (tinh chất nghệ).