Thuốc Ajecxamic - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Ajecxamic
    • Các chế phẩm máu và dung dịch thay thế huyết tương
    • Bột pha hỗn dịch
    • VD-27093-17
    • Mỗi ống dung dịch tiêm chứa
      Acid Tranexamic... ..250mg
      Nước cất pha tiêm: vừa đủ 5ml



    Công dụng:
    Acid tranexamic có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt hóa plasminogen thanh plasmin, do đó plasmin không được tạo ra. Do đó có thể dùng acid tranexamic để điều trị những bệnh chảy máu do phân hủy fibrin có thể xảy ra trong nhiều tình huống lâm sàng gồm đa chấn thương và đông máu trong mạch

    Sử dụng trong trường hợp:
    Thuốc tiêm Acid tranexamic dùng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin:
    Phân hủy fibrin tại chỗ: Dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, nhổ răng ở người hemophilia, phẫu thuật tim mạch).
    Phân hủy fibrin toàn thân: Biến chứng chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối.

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng với dung dịch NaCl 0,9%, Glucose 5%, Ringer đến nồng độ 1% hoặc 2% acid tranexamic,
    Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

    Chống chỉ định

    • Người bệnh quá mẫn với acid tranexamic.
    • Người có tiền sử bị huyết khối. 
    • Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.
    • Suy thận nặng, tiền sử co giật.

    Thận trọng

    • Cách sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn: tiêm truyền tĩnh mạch thật chậm; không nên tiêm bắp.
    •  Nguy cơ co giật: Các trường hợp co giật đã được báo cáo kết hợp với điều trị axit tranexamic. Trong phẫu thuật ghép động mạch vành ghép (CABG), hau hét các trường hợp đã được báo cáo sau tiêm tĩnh mạch acid tranexamic (IV) với liều lượng cao. Với việc sử dụng các liều thấp hơn của acid tranexamic, tỷ lệ mắc các cơn động Kinh sau mổ là tương tự như ở bệnh nhân không được điều trị.
    • Huyết niệu: phải thận trọng ở người đái ra máu (tránh dùng nếu có tắc nghẽn niệu quản).
    • Rối loạn thị giác: Cần chú ý đến rối loạn thị giác có thể bao gồm suy giảm thị lực, nhìn mờ, suy giảm nhìn màu và nếu cần thiết, nên ngưng thuốc. Với việc sử dụng lâu dài liên tục của các dung dịch tiêm acid tranexamic, khám nhãn khoa thường xuyên được chỉ định (bao gồm cả kiểm tra mắt thị lực, tầm nhìn màu sắc, đáy mắt, lĩnh vực, hình ảnh). Với những thay đổi bệnh lý ở mắt, đặc biệt là với các bệnh về võng mạc, các bác sĩ phải quyết định sau khi tham khảo ý kiến một chuyên gia về sự cần thiết cho việc sử dụng lâu dài của dung dịch tiêm acid tranexamic trong từng trường hợp.
    • Người suy thận: do có nguy cơ tích lũy acid tranexamic. Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận. 
    • Người bị huyết niệu từ đường tiết niệu trên, có nguy cơ bị tắc trong thận.
    • Người có tiền sử huyết khối không nên dùng acid tranexamic trừ khi cùng được điều trị bằng thuốc chống đông. Chảy máu đông máu rải rác nội mạch không được điều trị bằng thuốc chống phân hủy fibrin trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế phân hủy fibrin. Trong trường hợp phân hủy fibrin có liên quan tới sự tăng đông máu trong mạch (hội chứng tiêu hoặc phân hủy fibrin), cần phải thêm chất chống đông như hope với liều lượng đã được cân nhắc cẩn thận. Xem xét sự cần thiết phải dùng chất kháng thrombin Ill cho những người bệnh có tiêu thụ những yếu tố đông máu, nếu không,sự thiếu hụt chất kháng thrombin lI| có thể cản trở tác dụng của heparin.
    • Chỉ nên sử dụng acid tranexamic đường tiêm, tiêm truyền tĩnh mạch cho trẻ trên 2 tuổi. Trước khi sử dụng cần đánh giá cụ thể chỉ số thanh thải Creatinin và/hoặc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR), chỉ được sử dụng khi các chỉ số này nằm trong giới hạn chọn lọc lứa tuổi và phải điều chỉnh liều ở các trường hợp suy thận vừa và nhẹ. Cân nhắc kĩ khí dùng cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ suy thận nặng.

    Trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú

    • Phụ nữ có thai: Không có hoặc có hạn chế dữ liệu từ việc sử dụng acid tranexamic ở phụ nữ mang. thai. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng gây quái thai, tuy nhiên acid tranexamic không được khuyến cáo dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ. Dữ liệu lâm sàng còn hạn chế của việc sử dụng acid tranexamic trong các điều kiện xuất huyết lâm sàng khác nhau trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba đã xác định không ảnh hưởng có hại cho thai nhi. Acid tranexamic chỉ được sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thể gây ra.
    • Thời kỳ cho con bú: Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nguy cơ có tác dụng phụ đối với trẻ em không chắc có thể xảy ra khi dùng liều bình thường, vì vậy có thể dùng AJECXAMIC với liều thông thường, khi cần cho người cho con bú. 

    Tác dụng với khả năng lái xe và vận hành máy móc

    Không nên lái xe hay vận hành máy móc khi đang điều trị bằng Acid tranexamic.

    Tác dụng không mong muốn

    Thường gặp, ADR >1/100 

    • Rối loạn tiêu hóa có liên quan đến liều dùng: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
    • Toàn thân: Chóng mặt. 

    Ít gặp, 1/1000<ADR< 1/100 

    • Tuần hoàn: Hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch.

    Hiếm gặp, ADR<1/1000 

    • Mắt: Thay đổi nhận thức màu.
    • Thần kinh trung ương: Thiếu máu cục bộ và nhồi máu não (khi dùng điều trị chảy máu dưới mạng nhện), đau đầu, tràn dịch não, chóng mặt,co giật (đặc biệt là với trường hợp lạm dụng thuốc). 

    Hướng dẫn cách xử trí ADR: Giảm liều khi có các rối loạn tiêu hóa.

    Ngưng dùng thuốc khi có các rối loạn thị giác.

    Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất: 

    Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2

    Lô 27 Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Tp. Hà Nội Việt Nam

     

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG