Thuốc Abochlorphe - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Abochlorphe
    • Thuốc đường hô hấp
    • Viên nén
    • VD-25057-16
    • Mỗi viên chứa:
      Chlorpheniramin maleat 4mg
      Tá dược: Lactose, Tinh bột sắn, Gelatin, Hương dâu, Magnesi stearat, Silicon dioxyd, HPMC 2910, PEG 6000, bột Talc, Dầu Thầu đầu, Erythrosin, Cồn 96%

    Công dụng:
    Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, chlorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể. Tác dụng kháng histamin của chlorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H; của các tế bào tác động.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Trị các chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm.
    Những triệu chứng dị ứng khác như:mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phần ứng huyết thanh; côn trùng đốt; ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu.

    Đối tượng sử dụng:
    Viêm mũi dị ứng và các chứng dị ứng khác.

    Cách dùng:
    Người lớn: 1 viên/ lần, 3 - 4 lần/ ngày.
    Mỗi ngày không quá 6 viên.
    Trẻ em 6 - 12 tuổi: 1/2 viên/ lần, 2 - 3 lần/ ngày.
    Trẻ em dưới 6 tuổi: Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với chlorpheniramin hoặc bất cứ thành phần rào của thuốc.
    • Người bệnh đang cơn hen cấp. 
    • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. 
    • Glôcôm góc hẹp. 
    • Tắc cổ bàng quang loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng. 
    • Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. 
    • Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng chlorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của chlorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO. 
    • Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

    Thận trọng:

    Chlorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. 

    Tác dụng an thần của Chlorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. 

    Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều này có thể gây rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở. 

    Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng. 

    Tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

    Tránh dùng cho người tăng nhãn áp như bị glocom. Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (lớn hơn 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

    Trường hợp có thai và cho con bú:

    Sử dụng chỉ khi cần cần thiết, không dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

    Thuốc có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng đối với trẻ bú mẹ, vì vậy nên cân nhắc sử dụng đối với người mẹ.

    Tác dụng không mong muốn:

    • Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. 
    • Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ. 
    • Thường gặp: ngủ gà, an thần, khô miệng
    • Hiếm gặp: buồn nôn, chóng mặt

    Bảo quản:
    Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C
    Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
    Nhà sản xuất:
    Chi nhánh công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

    Số 60 - Đại lộ Độc lập - KCN Việt Nam-Singapore - Phương An Phú - Thị xã Thuận An - Tỉnh Bình Dương Việt Nam
     

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG