Công dụng:
• Ðiều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi và sổ mũi.
Sử dụng trong trường hợp:
Những người bị viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi và sổ mũi.
Đối tượng sử dụng:
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Cách dùng:
+ Lắc lọ thuốc Aladka vài lần, mở nắp bảo vệ.
+ Dùng tay ấn vào nắp lọ, xịt thử trong không khí, sau đó mới xịt vào mũi đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi.
+ Đậy nắp bảo vệ sau mỗi lần dùng.
Liều dùng:
Ngày xịt 3–4 lần, cách nhau 3–4 giờ. Thời gian sử dụng không quá 7–10 ngày.
Chống chỉ định:
Thuốc xịt mũi Aladka chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Viêm mũi có nguồn gốc do virus, do nấm
- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Không nên dùng quá liều vì có thể gây nóng, hắt hơi, nước mũi chảy nhiều hơn.
Không dùng kéo dài liên tục, nếu dùng lâu dài phải có sự chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ.
Như các chế phẩm chứa corticosteroid khác, sử dụng lâu dài có nguy cơ gây bội nhiễm và lệ thuộc thuốc.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không nên dùng thuốc xịt mũi Aladka cho phụ nữ mang thai và thận trọng khi dùng ở phụ nữ đang cho con bú.
Sử dụng thuốc khi vận hành máy móc tàu xe: Trường hợp điều trị ở người lớn trong thời gian dài hoặc với liều cao hơn liều đề nghị không thể được loại trừ các triệu chứng của bệnh tim mạch. Trong những trường hợp như vậy, khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể bị suy giảm.
Tác dụng không mong muốn:
Khi sử dụng thuốc xịt mũi Aladka, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR>1/100
+ Miễn dịch: Phản ứng tăng mẫn cảm như viêm da, ngứa, sốt do thuốc và phản vệ.
+ Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề;
+ Nội tiết và chuyển hoá: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucose, rối loạn kinh nguyệt;
+ Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn;
+ Tiêu hoá: Loét dạ dày tá tràng, viêm tuỵ cấp; cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc;
+ Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông;
+ Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái;
+ Mũi: Hắt hơi, sung huyết trở lại với biểu hiện đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên dài ngày;
Ít gặp, 1/1000< ADR < 1/100
+ Gan: Tăng enzyme gan và bilirubin; + Máu: Loạn tạo máu, thiếu máu tán huyết; tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch; + Thần kinh: Lú lẫn, dị cảm, mất phương hướng; + Mắt: Rung giật nhãn cầu; + Tiêu hoá: Tăng tiết nước bọt, viêm miệng; tăng cân, ngon miệng, buồn nôn; + Áp xe vô khuẩn.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
+ Tim mạch: Đánh trống ngực, mạch chậm, loạn nhịp. + Dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới chóng mặt, rung giật nhãn cầu và điếc, ngay cả sau khi ngừng thuốc. Giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn tới suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết. Ngừng thuốc đôi khi có triệu chứng giống như tái phát bệnh.
Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác:
Sử dụng các thuốc giống giao cảm nói chung cũng như naphazolin cho người bệnh đang dùng các thuốc ức chế monoaminoxydase, maprotilin hoặc các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây phản ứng tăng huyết áp nặng.
Mặc dù ít quan trọng, cũng nên cân nhắc các tương tác thuốc đã biết đối với các corticoid dùng toàn thân.
Quá liều và cách xử trí: Khi dùng quá liều hoặc kéo dài hoặc quá thường xuyên có thể bị kích ứng niêm mạc mũi, phản ứng toàn thân, đặc biệt ở trẻ em. Quá liều ở trẻ em, chủ yếu gây ức chế hệ thần kinh trung ương, sốc như hạ huyết áp, hạ nhiệt, mạch nhanh, ra mô hôi, hôn mê. Xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 300C.
Nhà sản xuất:
Công ty cổ phần Dược Khoa, Số 9 Nguyễn Công Trứ - P. Phạm Đình Hổ - Q. Hai Bà Trưng -TP Hà Nội