Thuốc Adrenalin 1mg/1ml - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Adrenalin 1mg/1ml
    • Thuốc chống dị ứng và sốc phản vệ
    • Viên nén
    • VD-23739-15
    • Công thức: Cho 1 ống thuốc tiêm Adrenalin (dưới dạng Adrenalin acid tartrat) 1mg
      Tá dược (Natri clorid, Natri metabisulfit, Acid hydrocloric, Nước cất pha tiêm) vừa đủ 1 ml

    Công dụng:
    Adrenalin là thuốc tác dụng trực tiếp hệ giao cảm, kích thích cả thụ thể alpha và thụ thể beta, nhưng tác dụng lên thụ thể beta mạnh hơn thụ thể alpha.
    Trên tim mạch, adrenalin có tác dụng làm tăng tần số và tăng lực co bóp cơ tim; làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu.
    Trên bộ máy hô hấp, adrenalin kích thích hô hấp nhẹ, gây giãn phế quản mạnh, nhưng lại làm dịch tiết phế quản quánh hơn.
    Trên hệ tiêu hóa, adrenalin gây giảm trương lực và giảm bài tiết của ruột, làm tăng lưu lượng máu tạng.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Chỉ định và sử dụng Adrenalin phải do các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện. Hồi sức tim phổi. Cấp cứu choáng phản vệ và choáng dạng phản vệ (có giãn mạch hệ thống và cung lượng tim thấp).

    Đối tượng sử dụng:
    Dùng trong cấp cứu choáng phản vệ.

    Cách dùng:
    Liều dùng và cách dùng:
    Tiêm bắp, tiêm dưới da.
    Dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
    Liều thông thường 1mg/lần. Tối đa 2mg/24h.

    Chống chỉ định

    • Người bệnh bị gây mê cyclopropan, halothan hay các thuốc mê nhóm halothan vì có thể gây ra rung thất. 
    • Người bị bệnh cường giáp chưa được điều trị ổn định. 
    • Người bệnh bị bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp. 
    • Người bệnh bí đái do tắc nghẽn. 
    • Người bệnh bị giôcôm góc hẹp, người bệnh có nguy cơ bị giôcôm góc đóng. 

    Thận trọng

    • Cấm tuyệt đối tiêm adrenalin chưa được pha loãng vào tĩnh mạch.
    • Người bệnh quá nhạy cảm với adrenalin, nhất là người bị cường giáp. 
    • Người bệnh mắc các bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu có tắc nghẽn (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch). Đau ngực ở người bệnh đã có cơn đau thắt ngực. 
    • Người bệnh bị đái tháo đường hay người bị glôcôm góc hẹp
    • Người bệnh đang dùng  quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng

    Tác dụng không mong muốn

    • Toàn thân: Nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi. 
    • Tim mạch: Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp. 
    • Thần kinh: Run, lo âu, chóng mặt. 
    • Tiêu hóa: Tiết nhiều nước bọt. 

    Ít gặp, 1⁄1000<ADR < 1/100

    • Tim mạch: Loạn nhịp thất.
    • Tiêu hóa: Kém ăn, buồn nôn, nôn. 
    • Thần kinh: Sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích.
    • Tiết Niệu sinh dục: Đái khó, bí đái. 
    • Hô hấp: Khó thở

    Hiếm gặp, ADR< 1/1000 

    • Tim mạch: Xuất huyết não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mạch), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoại tử mô (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm). 
    • Thần kinh: Lú lẫn, rối loạn tâm thần. 
    • Chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose.

    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

    Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: 

    • Phụ nữ có thai: Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người. 
    • Phụ nữ cho con bú: Adrenalin được coi là an toàn đối với người cho con bú. 

    Tác động của thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc: Không có tài liệu.

    Hạn sử dụng: 

    24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

    Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng. 

    Nhà sản xuất:

    Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2

    Lô 27, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG