Những quan niệm sai lầm về bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh của tuổi già

Loãng xương và gãy xương thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng tuổi tác chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Hiện nay số người trẻ tuổi mắc loãng xương cũng tăng cao và nguyên nhân chính là do lối sống, do thói quen che chắn quá kỹ khi ra đường nên không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay thói quen ăn kiêng giảm cân, rồi các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tập luyện, bệnh tật, sử dụng thuốc, yếu tố di truyền, việc sử dụng thuốc lá, quá nhiều caffein, đồ uống có cồn cũng tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi.

Có thể cảm nhận được nếu xương yếu đi 

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm này là có thể cảm nhận được sự thay đổi của xương khớp. Cũng chính sai lầm này là nguyên nhân dẫn đến việc chủ quan không đi tầm soát của người loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào. Người loãng xương thường không thể tự phát hiện cho đến khi xương yếu đi và gãy khi có va chạm nhẹ như vấp ngã, bị vật nặng rơi trúng… Khoảng 25% người bệnh bị gãy xương hông không vượt qua được 6-12 tháng đầu tiên. Do đó việc ngăn ngừa gãy xương là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị loãng xương. 

Bổ sung đủ canxi và vitamin D sẽ giúp bảo vệ tốt xương 

Việc bổ sung Canxi và vitamin D là rất cần thiết nhưng chỉ giúp giảm 16% nguy cơ gãy xương. Việc phòng bệnh còn cần có chế độ dinh dưỡng, luyện tập và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe như có mắc bệnh mãn tính không. vì việc sử dụng các loại thuốc có tác động lớn đến nguy cơ loãng xương của mỗi người như các loại thuốc kháng acid (PROTONIX, PRILOSEC, ZANTAC) sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương lên 60% sau 4 năm sử dụng. 

Đàn ông không bị loãng xương

Nữ giới là đối tượng dễ bị loãng xương hơn nam giới, quan niệm nam giới không bị loãng xương là sai lầm. Tỷ lệ mắc loãng xương ở nam giới vẫn chiếm 20% số người bệnh loãng xương, tức là cứ 5 bệnh nhân loãng xương có 1 nam giới, do đó mà nam giới chớ chủ quan.  

Té ngã mới gây gãy xương

Thông thường nguyên nhân gây gãy xương đều do va chạm hay té ngã nhưng vẫn có những trường hợp do xương quá yếu nên có thể tự gãy, hay còn gọi là gãy xương tự phát. Có thể gãy xương tựa lưng vào bề mặt cứng hơi quá sức cũng có thể gây gãy xương hoặc đơn giản việc đi bộ cũng có thể làm gãy xương. 

Dự phòng loãng xương hiệu quả

Loãng xương là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải nên để phòng bệnh và làm chậm quá trình hủy xương do tuổi tác thì dự phòng sớm sẽ đem đến hiệu quả cao. Cách tốt nhất để phòng ngừa loãng xương là duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nên ăn những loại hải sản như tôm cua, ghẹ, ốc. Các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa… đều tốt cho phòng bệnh. 

Cùng với chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D thì nên tập vận động thường xuyên, nên chọn môn thể thao phù hợp với lứa tuổi. Không nên tập quá sức mà chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, tránh đi tập quá sớm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, phơi nắng 30 phút mỗi ngày trước 8h30 sáng sẽ giúp cơ thể có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời từ đó hấp thụ canxi tốt hơn. 
Một ngày cơ thể cần khoảng 1000mg canxi và có thể chế độ dinh dưỡng chưa cung cấp đủ canxi cơ thể cần, lúc này bạn có thể chọn viên uống bảo vệ sức khỏe có Canxi nano, vitamin D3 và MK7. Canxi nano siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu, Vitamin D3 lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 giúp vận chuyển canxi vào tận trong xương. Viên uống này còn nhiều dưỡng chất khác như Mangan, Magie, Silic, Kẽm, Quercetin…  Viên uống sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần mà không ko thừa lo thiếu, không gây tác dụng phụ là táo bón hay lắng đọng ở thận như khi bổ sung các loại canxi thông thường. 
Loãng xương là bệnh lý ai cũng có thể mắc phải nên việc dự phòng từ sớm rất quan trọng và đem đến hiệu quả cao.