Vì sao sốt xuất huyết khỏe rồi tử vong?

Bệnh sốt xuất huyết nếu phát hiện và điều trị các triệu chứng đúng cách, kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi và tránh được các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt xuất huyết khỏe rồi vẫn tử vong. Để tìm câu trả lời thì bạn có biết người bệnh sốt xuất huyết sẽ thường trải qua 4 giai đoạn là ủ bệnh, giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Trong đó giai đoạn nguy hiểm được tính từ ngày thứ 3 - thứ 7 vì đây là thời điểm xuất hiện các biến chứng. Từ ngày thứ 7 trở đi, sốt đã giảm và cơ thể dần hồi phục nên lúc này người bệnh thường chủ quan nghĩ mình đã khỏi bệnh.

Sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm cũng là lúc quá trình thoát mạch đưa dịch từ lòng mạch chảy ra khoảng gian bào diễn ra rất tích cực làm cho cơ thể bị suy giảm thể tích tuần hoàn. Tình trạng này có thể gây sốc do mất nước dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được phát hiện và điều trị ngay. 

Có một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng người bệnh sốt xuất huyết khỏe rồi tử vong là do biến chứng suy đa tạng với biểu hiện viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, viêm gan,...  Suy đa tạng ở người bệnh sốt xuất huyết nếu không được lọc máu cấp cứu ngay sẽ tử vong. Người bệnh sốt xuất huyết mức độ nặng giảm tiểu cầu có thể sẽ bị chảy máu não, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dưới da,... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, gan hoặc phổi. Lúc này, huyết áp của người bệnh có thể giảm xuống mức nguy hiểm dẫn đến sốc và tử vong.

Còn một nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong là tình trạng tăng tính thấm thành mạch làm cho máu bị cô đặc và thoát dịch. Biến chứng này rất khó nhận biết, có trường hợp đến khi bị sốc người bệnh mới phát hiện ra và không thể cấp cứu kịp.

Cách nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng và sắp khỏi

Khi nào sốt xuất huyết trở nặng

Ngày thứ 4 kể từ khi người bệnh bắt đầu sốt là ngày nguy hiểm nhất dù người bệnh có thể sốt hoặc hết sốt nhưng không có nghĩa là hết nguy hiểm, có thể  dẫn đến những biến chứng nặng. Nguyên nhân là do lúc này virus đã làm hệ miễn dịch suy yếu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như: 
  • Người bệnh giảm sốt nhưng thoát mạch với biểu hiện là tràn dịch màng phổi, màng bụng, đau tức vùng gan, nề mi mắt, da căng và tay chân lạnh.
  • Tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột.
  • Thấy có xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, da bầm tím.
  • Đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não, chảy máu phổi.
  • Chị em thấy kinh nguyệt do xuất huyết. 
Do đó ở giai đoạn này cần theo dõi triệu chứng của bệnh và kiểm tra chỉ số tiểu cầu hàng ngày. Nếu người bệnh bị sốc, suy tạng nặng cần phải đưa đến bệnh viện xử lý ngay và điều trị kịp thời.

Khi nào sắp khỏi sốt xuất huyết

Khi thấy các dấu hiệu sau đây mới là lúc bệnh sốt xuất huyết sắp khỏi:
  • Từ ngày thứ 7 của bệnh thấy ban sẩn ngứa xuất hiện.
  • Đại tiện và tiểu tiện nhiều hơn trước.
  • Không xuất hiện thêm nốt xuất huyết.
  • Cảm giác ăn ngon hơn và đỡ mệt mỏi hơn.
Hoặc người bệnh sốt xuất huyết có thể lưu ý: 
  • Từ ngày thứ 3 - thứ 7 sau khi sốt là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, không được chủ quan.
  • Tuy đã giảm hoặc cắt sốt nhưng các biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch vẫn kéo dài 24 - 48 giờ nên rất nguy hiểm.
  • Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dưới da: Xuất hiện các nốt xuất huyết nằm rải rác trên da hoặc nổi chấm xuất huyết ở mặt trong bụng cánh tay, đùi,... hoặc ở mặt trước hai cẳng chân. 
  • Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết niêm mạc: đó là đi tiểu có máu, kỳ kinh đến sớm hoặc kéo dài hơn bình thường, chảy máu mũi, chảy máu lợi,...
  • Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết nội tạng mà thường xảy ra ở phổi, não, hệ tiêu hóa,...sẽ rất nguy hiểm.
  • Giai đoạn hồi phục của bệnh thường bắt đầu sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 24 - 48 giờ và kéo dài 48 - 72 giờ tiếp sau đó.
Chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết nên điều trị chủ yếu là giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và để chóng khỏi bệnh, tăng cường sức đề kháng, giảm lượng virus trong cơ thể cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống thảo dược có chứa  Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Viên uống này có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN nên sẽ có tác dụng hỗ trợ người bệnh điều trị sốt xuất huyết hiệu quả.
Người bệnh chớ chủ quan là sốt xuất huyết có thể tự khỏi, không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hãy nghỉ ngơi, dùng thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Trên đây là các cách làm tan huyết khối được chuyên gia khuyên áp dụng, hi vọng sẽ hữu ích với người bệnh đang mắc phải bệnh lý này.