Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài 7 ngày và trong 3 ngày đầu, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức 2 hốc mắt, đau khớp, chán ăn, buồn nôn. Ngoài các dấu hiệu này thì còn có triệu chứng khác như:
  • Người bệnh sốt rất cao từ 39 - 41 độ C.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
  • Các nốt xuất huyết xuất hiện trên da.
  • Đau đầu, đau bụng và đau xương khớp.
  • Khi hết sốt sẽ có biểu hiện tím môi, tay chân lạnh, người bứt rứt, tiểu tiện ít.
Thường người bệnh sốt xuất huyết bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến cơ thể mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước cho cơ thể thì có thể bị rối loạn điện giải. Tình trạng này có thể sẽ dẫn đến những triệu chứng như rối loạn đông máu và giảm tiểu tiểu cầu gây xuất huyết. Nếu bệnh nhẹ thì sau khoảng 3 - 7 ngày, người bệnh sẽ bớt sốt và cơ thể dần hồi phục. Còn nếu bệnh trở nặng có thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốc hoặc tiêu chảy thì rất nguy hiểm, đây là dấu hiệu cho biết tình trạng sốt xuất huyết đã trở nên nghiêm trọng. Tuy không phải người bệnh sốt xuất huyết nào cũng gặp phải tình trạng tiêu chảy nhưng cũng không phải hiếm gặp. Tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị tiêu chảy trên 3 lần/ngày và có thể sẽ chịu những cơn đau bụng quằn quại và mệt mỏi khắp cơ thể. Do đó nếu thấy sốt xuất huyết kèm tiêu chảy thì người bệnh nên lập tức đi khám bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nguyên nhân sốt xuất huyết dẫn đến tiêu chảy

Do phản ứng viêm của cơ thể bắt nguồn từ hệ miễn dịch của người bệnh chình là nguyên nhân người bệnh sốt xuất huyết bị tiêu chảy. Các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể bị nhiễm virus sốt xuất huyết sau đó bị suy giảm chức năng, đặc biệt là đường tiêu hóa. Những rối loạn đông máu gây ra bởi sốt xuất huyết có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh không chỉ dừng lại ở việc đi cầu phân lỏng mà còn bị đại tiện ra máu. Đây là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Sốt xuất huyết kèm tiêu chảy nên làm gì? 

Do chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết nên chủ yếu là điều trị triệu chứng như nếu sốt cao thì có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến như paracetamol. Nhưng nếu người bệnh sốt xuất huyết kèm tiêu chảy thì cẩn trọng khi sử dụng paracetamol để đề phòng chức năng gan suy giảm do tác dụng phụ của thuốc hạ sốt. Người bệnh cũng nên chú ý không được tự ý dùng aspirin, analgin hoặc ibuprofen vì các thuốc này có tác dụng chống đông máu nên có thể gây ra biến chứng trầm trọng hơn. Lúc ngày người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách. Đồng thời người bệnh nên uống thêm nhiều nước và bổ sung chất điện giải từ nước hoa quả, oresol, nước trái cây… 
Để giúp hệ tiêu hóa chóng hồi phục thì người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh rất an toàn và hiệu quả. Men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn cho đường tiêu hóa từ đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhờ được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro - công nghệ bao kép nên giúp bảo vệ lợi khuẩn sống sót tới tận ruột để phát huy tác dụng tối đa, thích hợp để người tiêu chảy sử dụng.

Bên cạnh đó để hỗ trợ điều trị nhanh sốt xuất huyết thì người bệnh có thể chọn dùng thêm viên uống thảo dược có chứa các thành phần như  Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Viên uống có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Các thành phần này kết hợp với nhau sẽ giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết,  sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Ngoài các điều trị trên thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hoàn toàn và tránh làm những việc nặng nhọc. Ăn những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp để hệ tiêu hóa không phải làm việc nhiều. đồng thời tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống chứa đường hoặc caffeine. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, cách này cũng sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.