Duy trì cân nặng 


Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh đái tháo đường type 2. Do đó việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.  Bạn có thể tham khảo chỉ số BMI để đánh giá cân nặng có bị béo phì không. 

BMI = (cân nặng (kg))/([chiều cao (m)]x[chiều cao (m)])

Theo đó thì gầy BMI ≤ 18,6, bình thường: 18,7 ≤ BMI ≤ 22,9, thừa cân: 23 ≤ BMI ≤ 24,9, béo phì: BMI ≥ 25.

Chế độ ăn ít carbohydrate

Carbonhydrate chính là glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, ngô, khoai, sắn, trái cây ngọt, các loại đường đắng, đường mía, mật ong,…Ăn nhiều thức ăn chứa carbohydrate làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Vì thế để phòng tránh, giảm nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên hạn chế carbohydrate.

Hạn chế thức ăn chế biến sẵn

Các thức ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều tinh bột, đường, muối, chất béo,… nếu ăn nhiều có thể gây thừa cân, béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn thức ăn nhanh có nguy cơ đề kháng insulin tăng cao, do đó bạn nên hạn chế ăn các thức ăn này.

Hạn chế thức ăn giàu đạm

Các loại thịt màu đỏ, như thịt chó, thịt bò, nội tạng động vật như tim gan, bầu dục, lòng lợn,… đều chứa nhiều cholesterol nên bạn cần hạn chế ăn.

Bổ sung nhiều chất xơ

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường nên có nhiều chất xơ từ rau xanh, các loại củ, quả ít ngọt, các loại trái cây ít ngọt… 

Tăng cường tập thể dục thể thao

Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng insulin ở tế bào một cách hiệu quả, vận động nhiều cũng hạn chế nguy cơ đề kháng insulin ở cơ quan đích. Hơn nữa, vận động giúp tiêu hao nhiều năng lượng, tăng cường sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, hạn chế nguy cơ béo phì. Chính vì thế mà vận động nhiều giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường. Bạn có thể lựa chọn môn thể thao yêu thích, phù hợp với sức khỏe và tập hàng ngày hoặc ít nhất là 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 60 phút. 

Uống cà phê

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cafein có trong cà phê giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng vận chuyển glucose vào tế bào, chứa các chất chống oxy hóa, chứa kali, magie,…. Các tác dụng này giúp vận chuyển glucose vào tế bào, qua đó làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.

Hạn chế căng thẳng

Stress làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, ức chế quá trình chuyển hóa của cơ thể từ đó có thể làm tăng glucose máu. Bạn nên hạn chế, kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi sau giờ làm. 

Kiểm tra glucose máu thường xuyên

Việc này sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng tăng glucose máu với những người trên 40 tuổi, hoặc những người trẻ hơn nhưng trong gia đình có người bị bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người ở giai đoạn tiền đái tháo đường thì nên đi khám và làm xét nghiệm glucose máu ít nhất 6 tháng một lần để từ đó có cách điều trị kịp thời, phù hợp tránh bệnh phát triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay dùng thuốc Tây y, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định. 
Ngoài các thuốc được bác sĩ chỉ định thì người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba và cao Blueberry, tiền vitamin nhóm B là B1, B2, B6, Chondroitin. Trong đó Ginkgo biloba, cao Blueberry -  dưỡng chất giúp tăng hoạt huyết đã được sử dụng nhiều. Vitamin nhóm B như  B1 và B6, B2, B12 và Chondroitin - thành phần giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamine của các vỏ rễ thần kinh. Sản phẩm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid hiệu quả, an toàn.