Tóm tắt nội dung
Loãng xương người cao tuổi
Mức độ loãng xương sẽ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người. Bệnh lý này cũng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau, thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên khó phát hiện được ở giai đoạn sớm và gãy xương do loãng xương là tình trạng rất thường gặp ở người lớn tuổi, dù sau khi phẫu thuật gãy xương thì xương cũng khó có khả năng lành lại.
Nguyên nhân gây loãng xương người cao tuổi
- Lão hóa các cơ quan do tuổi tác: Lão hóa làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần cho xương nên nguy cơ loãng xương càng cao ở người cao tuổi.
- Ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên giảm cơ hội để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và ảnh hưởng đến việc hấp thu tối đa canxi, bài tiết canxi tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
- Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý mãn tính như thận (tăng đào thải canxi), các bệnh về nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng các tuyến sinh dục…) và thường phải dùng thuốc điều trị corticoid kéo dài, làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
- Các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Hậu quả nếu không kịp thời cải thiện
- Do sự thiếu hụt canxi ngày một tăng làm xương ngày càng xốp loãng gây đau nhức ở lưng, đốt sống thắt lưng, chân tay, các khớp… Cơn đau thường dữ dội nhất vào ban đêm.
- Mất ngủ, trầm cảm: Những cơn đau dai dẳng có thể làm người cao tuổi mất ngủ, mệt mỏi, dễ dẫn đến trầm cảm.
- Gù vẹo cột sống: Loãng xương có thể dẫn đến biến dạng, gù vẹo cột sống.
- Tàn phế: Người cao tuổi có thể bị gãy xương vì những va chạm rất nhẹ hoặc thậm chí là không có nguyên do. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và tàn phế.
- Gia tăng nguy cơ tử vong.
Dự phòng loãng xương
Dự phòng loãng xương cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Thực phẩm dự phòng loãng xương tốt cần chứa các khoáng chất như canxi, magie, phospho, vitamin D. Các loại sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… có chứa hàm lượng canxi cao và canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Nên tránh rượu, thuốc lá, cà phê và tập thể dục đều đặn cũng góp phần giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra để dự phòng loãng xương hiệu quả thì có thể chọn bổ sung canxi, Vitamin D từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nên chọn sản phẩm có chứa canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất cần cho xương như Magie, Mangan, Kẽm, Đồng, Boron, Silic… Do chế độ ăn hàng ngày có thể chưa cung cấp đủ canxi cơ thể cần vì thế bổ sung sản phẩm chứa Canxi nano sẽ giúp tăng khả năng hấp thu lên gấp 200 lần, vitamin D3 sẽ lấy canxi đưa vào máu và MK7 sẽ đem Canxi đặt vào xương, tránh tình trạng canxi dư thừa có thể gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm. MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.