1. Thiếu hụt estrogen là gì? Nguyên nhân gây suy giảm estrogen

1.1. Thiếu hụt estrogen là gì?

Thiếu hụt estrogen là gì? Nguyên nhân do đâu?

Estrogen (còn gọi là nội tiết tố nữ) là hormone được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng và chịu trách nhiệm cho hầu hết các đặc điểm của nữ giới. 

  • Tạo kinh nguyệt và duy trì chu kỳ kinh nguyệt giúp bé gái dậy thì thành thiếu nữ xinh đẹp, cuốn hút. Estrogen tham gia vào quá trình rụng trứng và thụ thai giúp người phụ nữ làm mẹ.
  • Estrogen tạo ham muốn, tăng hưng phấn tình dục, tiết dịch nhầy âm đạo để tránh tình trạng khô âm đạo gây đau rát khi quan hệ, giúp phụ nữ đặt khoái cảm.
  • Giúp ngực nở nang, phát triển: Estrogen chịu trách nhiệm đến sự phát triển của các mô ngực trong thời kỳ dậy thì. Nhờ có hormone này mà bộ ngực của nữ giới phát triển đầy đủ, tạo săn chắc và căng đầy, vòng eo thon gọn, hình thành các đường cong cơ thể.
  • Estrogen tăng tổng hợp collagen, giữ nước và lớp mỡ mỏng dưới da, tạo độ đàn hồi giúp làn da mịn màng. Mặt khác, hormone này giúp kiểm soát hắc tố melanin ngăn ngừa nám sạm da.
  • Estrogen còn tham gia vào cấu trúc nang tóc, giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng. 
  • Estrogen giữ cho tinh thần thoải mái, tạo giấc ngủ ngon, hạn chế cholesterol, bảo vệ tim mạch và ổn định huyết áp. Đồng thời, giúp tổng hợp canxi giúp xương chắc khỏe, chống tiêu xương, loãng xương.
Thiếu hụt estrogen là tình trạng buồng trứng và tuyến thượng thận giảm sản sinh hormone estrogen cần thiết, gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dễ bị suy giảm estrogen. Bình thường, nồng độ estrogen của nữ giới dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml. Nếu nồng độ này dưới ngưỡng 100 pg/ml nghĩa là bạn đang bị thiếu hụt Estrogen.​

1.2. Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen

Thiếu hụt estrogen xảy ra ở mọi độ tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu vẫn là liên quan đến tình trạng buồng trứng chịu thương tổn. Trên thực tế nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa nhanh khiến nội tiết tố bị mất cân bằng. 

Ngoài ra estrogen bị thiếu hụt còn do một số nguyên nhân khác như rối loạn tuyến giáp, tuyến yên hoạt động kém, đã hoặc đang điều trị hóa trị, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền trong gia đình có bố hoặc mẹ có vấn đề về nội tiết tố, tập thể dục thể thao quá sức.

2. Thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sắc đẹp của chị em?

Suy giảm estrogen gây ra những ảnh hưởng gì tới chị em
  • Chu kỳ không đều: Điều này thể hiện rõ là kỳ kinh không đều, thường ngắn hoặc dài hơn so bình thường, lượng máu có thể ra ít hoặc ra nhiều, thậm chí có thể gián đoạn một số chu kỳ.
  • Bốc hỏa: Hàm lượng estrogen giảm mạnh gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, tiểu đêm... Thiếu hụt estrogen còn khiến bạn thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ…
  • Nóng bừng: Đây là hiện tượng điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh do nồng độ estrogen thấp. Các cơn bốc hỏa có thể đi kèm với vã mồ hôi, mất ngủ,…
  • Da kém đàn hồi, xuất hiện nám, tàn nhang: Làn da trở nên khô ráp, không còn giữ được sự đàn hồi, nên bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Bên cạnh đó, vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang... xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Tăng cân: Đây là nguyên nhân giải thích tại sao khi ngoài 40, ngoại hình của phụ nữ trở nên sồ sề hơn do lượng mỡ tích tụ tại bụng, đùi ngày càng nhiều.
  • Khó thụ thai: Lượng estrogen quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Từ đó, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn, lâu dần dẫn đến vô sinh.
  • Khô hạn, đau rát khi quan hệ tình dục: Estrogen dồi dào giúp có thể ảnh hưởng đến chất nhờn âm đạo. Nếu mức độ trở nên quá thấp, khô âm đạo là điều không tránh khỏi, điều này dẫn đến quan hệ tình dục đau đớn, khó đạt tới khoái cảm.
  • Xương yếu: Khi nồng độ estrogen giảm sẽ đẩy nhanh tốc độ hủy xương, xương sẽ trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Bởi vậy, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường xuyên thấy nhức mỏi chân, tay và có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương và gãy xương.
  • Trầm cảm: Estrogen ảnh hưởng đến hoạt động serotonin -  một chất hóa học trong não giúp tăng cường tâm trạng. Thiếu hụt estrogen có thể gây ra sự suy giảm serotonin góp phần làm thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm. Rất nhiều trường hợp bị trầm cảm sau sinh do estrogen sụt giảm quá nhanh.

3. Biện pháp bổ sung estrogen

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Đây là liệu pháp được bác sĩ kê toa đối với trường hợp cần bổ sung một lượng lớn estrogen cho cơ thể. Ví dụ như phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh hoặc đang trải qua các triệu chứng sau mãn kinh… 

Ưu điểm của estrogen tổng hợp là tác dụng nhanh, giúp cải thiện ngay các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, chúng chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, khi cơ thể đã đủ estrogen mà vẫn bổ sung bằng liệu pháp này sẽ dẫn tới dư thừa estrogen. Về lâu dài sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, kích thích khối u, tăng huyết áp, gia tăng tình trạng nám sạm da… Đặc biệt, phương pháp này không áp dụng cho những phụ nữ bị bệnh về buồng trứng, chị em sau sinh hoặc những người bị u xơ tử cung, ung thư vú…

Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống hợp lý

Cân bằng nội tiết tố estrogen bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học

Chị em có thể bổ sung estrogen tự nhiên thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega-3 và các dưỡng chất khác. Trong ăn uống không nên quá kiêng khem, cần cung cấp đủ chất béo có lợi, protein và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế tối đa đồ ăn có tính cay, nóng, nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe và gây rối loạn nội tiết tố nữ.

Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
Stress kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ, nhất là phụ nữ ở sau khi sinh. Do vậy, chị em nên suy nghĩ tích cực hơn, có thể luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng như tư thế ngồi thiền, tư thế rắn hổ mang, con lạc đà giúp tinh thần thư giãn, thoải mái.

Hạn chế thức khuya
Estrogen được sản sinh nhiều nhất vào ban đêm. Do đó, bạn nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo lượng estrogen được sản sinh tối đa

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thành phần của các loại thuốc tránh thai đều chứa hormone estrogen tổng hợp, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố nữ. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến khích chị em áp dụng các phương pháp tránh thai an toàn khác như sử dụng bao cao su, tính ngày…

Bổ sung nội tiết tố nữ từ thảo dược

Đây là biện pháp khắc phục được nhược điểm của liệu pháp hormone thay thế HRT, an toàn cho mọi đối tượng nên được dùng phổ biến trong xã hội hiện nay.

Estrogen thảo dược có thành phần từ tự nhiên, mang lại hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng dồi dào estrogen và phù hợp với cơ thể.

Theo các chuyên gia, EstroG-100 (Đương quy, Tục Đoạn, Cách sơn tiêu) được chứng minh là nguồn cung cấp estrogen dồi dào và an toàn nhất. Thực tế, EstroG-100 cho tác dụng bổ sung estrogen mạnh gấp 3 lần so với các estrogen thảo dược khác. Từ đó, mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện đáng kể các triệu chứng gây ra bởi sự thiếu hụt estrogen.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh EstroG-100 hoàn toàn không làm tăng khối lượng tử cung, không gây chảy máu âm đạo, không làm tăng kích thước khối u và có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Thực tế, phương pháp này đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc và Trung Quốc, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận bất kỳ một tác dụng phụ nào. Mặt khác, EstroG-100 có khả năng tự đào thải khi cơ thể dư thừa nên không ảnh hưởng đến cơ thể, do đó, chị em có thể sử dụng mà không cần bác sĩ kê đơn.

Thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Vì vậy, các chị em không nên chủ quan mà hãy đến gặp bạn sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp điều trị dứt điểm.

Bài viết liên quan:

Nếu còn thắc mắc gì về tình trạng thiếu hụt estrogen - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.